Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 10 năm 2021 | 18:24

“Hà Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”

Sự vào cuộc tích cực kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của các lực lượng chức năng tuyến đầu chống dịch nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh bước đầu cơ bản được kiểm soát tốt, đạt nhiều kết quả tích cực.

Ngày 4/10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy vừa ký văn bản số 2607/UBND-NC gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về việc phát động phong trào thi đua “Hà Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
 
Văn bản nêu rõ: Trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm lãnh đặc biệt và chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; sự vào cuộc tích cực kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, đặt biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của các lực lượng chức năng tuyến đầu chống dịch nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh bước đầu cơ bản được kiểm soát tốt, đạt nhiều kết quả tích cực.
 
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, đặc biệt sự xuất hiện các biến chủng mới với khả năng lây nhiễm nhanh hơn, nguy hiểm hơn và còn có thể kéo dài, ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực đời sống xã hội nên cần có giải pháp phù hợp hơn cho công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả trên nguyên tắc nắm chắc tình hình, đánh giá và dự báo được nguy cơ dịch bệnh, chủ động tấn công, phòng ngừa tích cực, xử lý dứt điểm.
 
Thực hiện mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả.
 
 
Các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, cùng chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần và sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; thi đua phòng, chống dịch, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động.
 
Hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, ngày 28/9/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1560/KH-UBND về tổ chức phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước nước đoàn kết, chung sức đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
 
Để góp phần cùng cả nước sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch Covid-19, UBND tỉnh phát động phong trào thi đua “Hà Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, đề nghị các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện tốt các nội dung thi đua sau:
 
Đẩy mạnh phong trào thi đua phòng, chống dịch với quyết tâm cao nhất, năng động, sáng tạo phối hợp chặt chẽ và huy động các nguồn lực xã hội, động viên, khích lệ mọi người dân tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch Covid-19 nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, không để dịch bệnh lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Đồng thời, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, tạo nguồn lực để tập trung chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo sức khỏe và đời sống nhân dân, đặc biệt là người có công, người có hoàn cách khó khan. 
 
Phát huy sức mạnh toàn dân tham gia chống dịch, thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; giao nhiệm vụ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, khi xảy ra dịch bệnh do chủ quan, lơ là sẽ xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
 
Toàn hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc, tập trung, tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay nhưng không xem nhẹ các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội để thực hiện “mục tiêu kép”. Các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19.
 
Ưu tiên ngân sách, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đặt tính mạng, sức khỏe của người dân lên trên hết. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, cơ quan, doanh nghiệp nâng cao ý thức chấp hành phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tăng cường vai trò giám sát của nhân dân, Tổ Covid cộng đồng trong việc kiểm soát người đi từ vùng dịch về địa phương. Đặc biệt quan tâm phòng, chống dịch trong doanh nghiệp, trong khu, cụm công nghiệp.
 
Cấp ủy và chính quyền các cấp đề cao trách nhiệm nêu gương, tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chủ động, sáng tạo, linh hoạt, áp dụng đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch; kiểm soát tốt tình hình, có các phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó trong mọi tình huống.
 
 
Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc toàn bộ người dân tại thành phố Phủ Lý là giải pháp quyết liệt, hiệu quả, nhanh chóng giúp bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
 
 
Các lực lượng chống dịch ở tuyến đầu, các cán bộ, nhân viên y tế, công an, quân đội… tiếp tục thi đua, thể hiện vững vàng ý chí quyết tâm, không ngại khó khăn, gian khổ, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, đồng thời bảo đảm an toàn chống dịch.
 
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBDN các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo và phân cấp thực hiện, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch và phát triển KT-XH; tiếp tục cải tiến mạnh mẽ phương thức làm việc, tuyệt đối không để đình trệ công việc; khẩn trương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch công tác, các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm 2021.
 
Các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, cùng chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thể hiện ý chí, bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần và sức mạnh, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; thi đua phòng, chống dịch, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh, chăm lo việc làm, thu nhập và đời sống cho người lao động.
 
Đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng phòng, chống dịch.
 
Các tầng lớp nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, sẵn sàng hỗ trợ vượt qua khó khăn; chấp hành tốt quy định của các cấp chính quyền để ngăn chặn nguồn lây, góp phần sớm đẩy lùi và chiến thắng đại dịch.
 
Các cơ quan thông tấn, báo chí thi đua làm tốt công tác tuyên truyền; thông tin khách quan, chính xác, kịp thời về tình hình và các biện pháp phòng chống dịch; đồng thời tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong phòng, chống dịch nhằm cổ vũ, lan tỏa những giá trị nhân văn và tinh thần đoàn kết dân tộc.
 
Đề nghị người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm phát hiện, khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua.
 
Giao Sở Y tế tổng hợp, xem xét và trình UBND tỉnh khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng (qua Sở Nội vụ) cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phòng, chống dịch (trong và ngoài ngành y tế).
 
Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị xét đề nghị khen thưởng theo trình tự, thủ tục đơn giản quy định tại Điều 55 Nghị định số 91/2017 ngày 31/7/2017 của Chính phủ, Hướng dẫn số 1248/HĐ-BTĐKT ngày 26/5/2021 của Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương về việc khen thưởng thành tích trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
 
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chính trị được giao có trách nhiệm phát động, triển khai tổ chức phong trào thi đua cho phù hợp, thiết thực, mang lại hiệu quả, góp phần phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19 nhằm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”; vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe nhân dân.
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top