Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 6 năm 2022 | 8:32

Hà Nam quyết tâm nâng thứ hạng cạnh tranh

Theo kết quả công bố của VCCI, năm 2021 chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Hà Nam giảm 12 bậc và thấp hơn mức trung vị của cả nước 1,46 điểm, xếp hạng ở nhóm trung bình của cả nước.

So với năm 2020, chỉ số thành phần tăng điểm, tăng thứ hạng nhiều nhất là chỉ số "tiếp cận đất đai” (đạt 7,35 điểm, tăng 21 bậc); chỉ số thành phần giảm điểm, giảm thứ hạng sâu nhất là chỉ số “gia nhập thị trường” (đạt 6,73 điểm, xếp thứ 38/63) và chỉ số “tính năng động, tiên phong của chính quyền” (đạt 6,7 điển, xếp thứ 41/63).
 
Kết quả Chỉ số PCI có cải thiện hay không phụ thuộc vào quyết tâm hành động của người đứng đầu các đơn vị, người dân và doanh nghiệp.

 

Một số chỉ số thành phần tuy có cải thiện nhưng không đáng kể vẫn nằm trong nhóm bị DN đánh giá rất thấp như: chỉ số “Chính sách hỗ trợ DN”, “thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”. Ngoài ra, các chỉ số khác mặc dù đã có sự cải thiện song chưa đáp ứng mục tiêu, kế hoạch đề ra...
 
Năm 2022, với mục tiêu tiếp tục duy trì và phát huy những chỉ số thành phần tăng điểm, tăng thứ hạng, quyết tâm cải thiện mạnh mẽ những chỉ số thành phần giảm điểm và có thứ hạng thấp, phấn đấy đưa chỉ số PCI của tỉnh Hà Nam năm 2022 tăng 6-8 bậc, theo đó Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Nam đã đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp chung như: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC; nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ DN; tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; huy động nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH; phát huy vai trò của Hiệp hội DN tỉnh trong việc làm cầu nối đại diện tiếng nói, lợi ích, chính đáng, hợp pháp của DN...
 
Tại hội nghị thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh PCI tỉnh Hà Nam năm 2022, các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá nguyên nhân chủ quan, khách quan làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2021. Theo đó, các đại biểu cho rằng công tác CCHC thời gian qua tuy đã có chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát trển KT-XH của tỉnh, mong muốn của người dân, doanh nghiệp.
 
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục có thời điểm còn chưa tốt; chất lượng đào tạo lao động, giới thiệu việc làm chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng về tính cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển sản xuất, kinh doanh; tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các Khu, cụm công nghiệp còn chậm… Trên cơ sở đó, các đại biểu cũng đề xuất những giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số, thứ bậc xếp hạng của các chỉ số thành phần thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.
 
 
Khu công nghiệp Hòa Mạc,TX. Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

 

Kết luận Hội nghị đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Xuân Dưỡng nhấn mạnh: Kết quả Chỉ số PCI có cải thiện hay không phụ thuộc vào quyết tâm hành động của người đứng đầu các đơn vị và của từng cán bộ công chức, nhất là cán bộ công chức tại các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính, trực tiếp làm việc với người dân và doanh nghiệp. Do đó, từng cơ quan, đơn vị đặc biệt là người đứng đầu cần năng động, tiên phong trong thực hiện trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp  để cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư.
 
Từ đó, các cấp, ngành, địa phương cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đẩy mạnh thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để nâng cao tính minh bạch, tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thuận lợi, minh bạch. Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức công tác tại Trung tâm hành chính công, bộ phận một cửa, thường xuyên làm việc với doanh nghiệp…
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top