Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2021 | 12:7

Hà Nam siết chặt các biện pháp quản lý người lao động trong các KCN

Tiến độ tiêm vắc-xin đang được đẩy nhanh, cùng với những giải pháp mạnh mẽ trong việc giám sát, quản lý người lao động tại các doanh nghiệp đang được thực hiện quyết liệt để bảo vệ an toàn cho các KCN trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, tính đến 18h00 ngày 27/9, có 46 ca mắc COVID-19 tại 8 doanh nghiệp của KCN Châu Sơn, gồm Công ty TNHH Dream Plastic (5 ca), Công ty TNHH Espoir (34 ca); Công ty TNHH Jungwon (1 ca), Công ty TNHH Casablanca (1 ca); Công ty Dệt Hà Nam (2 ca); Công ty TNHH Dream Pringting (1 ca); Công ty Cổ phần Hacera Hà Nam (1 ca), Công ty JY Plasteel Vina (1 ca).
 
Riêng trong ngày 27/9, số ca F0 tăng thêm 15 trường hợp, trong đó có 2 ca từ khu cách ly, còn lại 13 ca được phát hiện tại khu dân cư, không phát sinh F0 từ nhà máy. Ngoài ra có 4 trường hợp nghi nhiễm là công nhân tại một số doanh nghiệp được phát hiện qua test nhanh kháng nguyên SARS-Cov-2 và xét nghiệm mẫu gộp cho kết quả dương tính, hiện đã được lấy mẫu xét nghiệm PCR để khẳng định lại.
 
Tính đến ngày 26/9, đã triển khai xong việc tiêm vắc-xin tại KCN Đồng Văn I, II, III, IV và Hòa Mạc với tổng số tiêm đạt trên 90%.
 
 
Theo ông Trần Văn Kiên, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, khi đã có nhiều doanh nghiệp liên tục phát hiện người lao động mắc COVID-19, Ban quản lý các KCN tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp tại các KCN thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, bảo vệ an toàn cho KCN. Theo đó, Ban yêu cầu doanh nghiệp tạm thời không tiếp nhận và sử dụng người lao động chưa được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng người lao động chưa được tiêm vắc xin phòng Covid-19, người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong thời hạn 72 giờ.
 
Thông báo, hướng dẫn các doanh nghiệp tại KCN Châu Sơn sau khi có kết quả xét nghiệm tầm soát lần 2, KCN Thanh Liêm kích hoạt phương án “3 tại chỗ” từ 8h ngày 27/9/2021. Trường hợp doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện phương án “3 tại chỗ”, hướng dẫn doanh nghiệp bố trí lao động lưu trú tập trung tại Hà Nam, có xe đưa đón từ nơi lưu trú đến nhà máy, xí nghiệm bảo đảm 1 cung đường 2 điểm đến.
 
Đối với các KCN còn lại yêu cầu các doanh nghiệp chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho ít nhất 30% số lao động của đơn vị 7ngày/lần và gửi danh sách kết quả xét nghiệm trên về Ban Quản lý các KCN, UBND cấp huyện nơi doanh nghiệp hoạt động để theo dõi, đôn đốc; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN thực hiện xét nghiệm 5-7 ngày/lần cho 100% người lao động có tiếp xúc trực tiếp với người lao động của doanh nghiệp trong KCN.
 
Xét nghiệm Covid-19 cho công nhân lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
 
 
Về phối hợp khi phát hiện có ca dương tính tại nhà máy, xí nghiệp trong KCN, Ban quản lý các KCN thông báo ngay cho UBND cấp huyện nơi có ca F0 cư trú để tiến hành phong tỏa; chỉ đạo doanh nghiệp lập, cung cấp danh sách F1,F2 và người liên quan để cơ quan chức năng chỉ đạo, phối hợp thực hiện truy vết, khoanh vùng dập dịch kịp thời, hiệu quả; đồng thời thông báo cụ thể về số lượng F1 để Sở Giao thông vận tại bố trí phương tiện vận chuyển các trường hợp F1 về khu cách ly tập trung bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
 
Đồng thời, Ban quản lý các KCN đã phối hợp với ngành Y tế đẩy nhanh công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho công nhân lao động trong các KCN. Tính đến ngày 26/9, đã triển khai xong việc tiêm vắc-xin tại KCN Đồng Văn I, II, III, IV và Hòa Mạc với tổng số tiêm đạt trên 90%, số lao động còn lại do thuộc vùng giãn cách hoặc thuộc đối tượng không tiêm được. Còn lại KCN Châu Sơn đã tiêm 1.160 liều của 23 doanh nghiệp trong ngày 27/9. Qua đó nâng tổng số lao động tại các KCN đã được tiêm lên gần 68.700 người.
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top