Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 8 năm 2021 | 6:51

Hà Nam tăng cường quản lý phương tiện giao thông và người về từ vùng dịch

UBND tỉnh Hà Nam vừa có văn bản gửi các sở: Giao thông vận tải, Y tế, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố về việc tăng cường quản lý các phương tiện giao thông, quản lý người về từ vùng dịch.

Thời gian qua trên địa bàn còn một số trường hợp lợi dụng các phương tiện vào địa bàn, trong đó đã có trường hợp F0, gây ảnh hưởng công tác phòng, chống dịch của địa phương. Thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giãn cách xã hội, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên toàn quốc, UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu:
 
Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường hoạt động của các Chốt kiểm soát dịch Covid-19, bố trí lực lượng quản lý, điều tiết giao thông như sau:

 

UBND tỉnh Hà Nam yêu cầu tăng cường hoạt động của các
chốt kiểm soát dịch Covid-19, bố trí lực lượng quản lý, điều tiết giao thông
theo phương án trên để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
 
 
Đối với các phương tiện đi qua địa bàn tỉnh Hà Nam, khuyến cáo đi trên đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (hoặc ngược lại); các phương tiện bắt buộc phải vào tỉnh Hà Nam để về tỉnh giáp ranh, đề nghị xuống nút giao Liêm Tuyền đi hướng đường nối 2 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình.
 
Đối với các phương tiện được vào địa bàn tỉnh Hà Nam để cung cấp hàng hóa, nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ dân sinh… yêu cầu phải có điểm đến cụ thể tại Hà Nam và phải thực hiện đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
 
Sở Giao thông vận tải cử lực lượng phối hợp thực hiện và thông báo tới các địa phương khác về phương án điều tiết phương tiện giao thông trên.
 
UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị liên quan:
 
Chỉ đạo chính quyền cơ sở, nhất là lực lượng công an, trưởng thôn hoặc tổ trưởng dân phố, tổ Covid cộng đồng tăng cường tuyên truyền, quán triệt, kiểm tra, quản lý di biến động dân cư, tạm trú, tạm vắng tại địa phương, không tiếp nhận người từ các vùng dịch, từ địa phương đang phong tỏa hoặc đang áp dụng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là vùng dịch) tự phát về Hà Nam mà không có sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự chấp thuận của chính quyền nơi đến (trong địa bàn tỉnh Hà Nam).
 
Khuyến khích, vận động người dân phát hiện và thông báo cho cơ quan chức năng các trường hợp về từ vùng dịch hoặc cư trú bất hợp pháp, người vi phạm các quy định phòng, chống dịch để kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định.
 
Chỉ đạo tăng cường hoạt động tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh và thuận lợi lưu thông, vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân. Đồng thời, linh hoạt xử lý các tình huống thực tế phát sinh thuộc thẩm quyền.
 
Các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kịp thời báo cáo vướng mắc, khó khăn phát sinh vượt thẩm quyền. (Công văn này thay Công văn số 2238/UBND-KGVX ngày 25/8/2021).
 
 
P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top