Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 9 năm 2021 | 20:37

Hà Nội cho phép sử dụng giấy đi đường cả mẫu cũ và mới

Đây là thông tin được Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng trao đổi với báo chí chiều 7/9. Ban Thường vụ đã yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp, kiểm tra giấy đi đường.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, việc thực hiện phương án phân 3 vùng từ ngày 6/9 nhằm đáp ứng yêu cầu chống dịch và để tầm soát y tế. Phương án này vừa bảo đảm tiếp tục thực hiện triệt để biện pháp giãn cách xã hội ở "vùng đỏ"; vừa tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh, chăm lo sinh kế, bảo đảm an sinh xã hội ở "vùng cam" và "vùng xanh".
dsc03804-16310191866001390642938.jpg
Công an TP. Hà Nội kiểm tra giấy đi đường. 

 

 
"Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói
 
Bí thư Thành ủy cũng cho biết, Ban thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Ban cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp, kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn.

Trước mắt, thành phố tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp (mẫu cũ) và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư. Việc này sẽ được điều chỉnh trên cơ sở hiệu quả thực tiễn, sau đó nhập hai loại giấy thành một. Thành phố chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16; tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, hướng dẫn người dân tự giác chấp hành.

Người dân có giấy đi đường được phép đi xuyên vùng, nhưng phải đúng điểm đến.

Bí thư Thành ủy cũng cho biết thêm, Hà Nội sẽ quyết tâm đến ngày 15/9, tại các khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 3 lần (từ 2-3 ngày/lần). 

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo hoàn thành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ người dân ít nhất 1 lần (5-7 ngày/lần); đồng thời xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện họ, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... đến bệnh viện khám, chữa bệnh và tại cộng đồng; đồng thời, xét nghiệm 3 ngày/lần đối với nhân viên, người lao động tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Trên cơ sở tầm soát y tế toàn dân, ngành y tế chủ trì phối hợp với chính quyền từng địa phương đánh giá mức độ nguy cơ và tham mưu, đề xuất quyết định nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch theo tình hình thực tế trên từng địa bàn để tổ chức đời sống, sản xuất, kinh doanh.

Trong thời gian qua, Hà Nội đã nhiều lần ban hành văn bản liên quan đến việc cấp giấy đi đường cho các đối tượng khi thành phố thực hiện việc giãn cách xã hội, tuy nhiên, dư luận xã hội đều phản ứng khi thủ tục để cấp giấy đi đường còn quá nhiêu khê, phức tạp, thậm chí còn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. 

Người dân và doanh nghiệp rất mong thành phố ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top