Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 9 năm 2021 | 15:53

Hà Nội có thể tiếp tục giãn cách xã hội sau ngày 6/9

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết, với số ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng và ý thức chấp hành giãn cách của người dân như hiện nay, thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6/9.

Chỉ còn 5 ngày nữa, Hà Nội sẽ hết giãn cách làn thứ ba theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.  Tuy nhiên, trong cả 3 đợt giãn cách vừa qua, không những Hà Nội không kiểm soát được tình hình dịch bệnh, mà các ổ dịch và các ca dương tính trong cộng đồng vẫn thường xuyên xuất hiện.
 
ttt0097-163038432403152446401.jpg
Lượng người đổ ra đường trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội vẫn còn khá đông.
Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3318 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1548 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1770 ca.
 
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, cho biết, nguyên nhân Hà Nội vẫn có những ca F0 bên ngoài cộng đồng và số ca nhiễm Covid-19 tăng là do ý thức chấp hành giãn cách của người dân chưa cao, nếu cứ tình hình thế này thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6/9.
 
"Người dân ra đường nhiều quá. Từ nay đến ngày 4/9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, tuy nhiên từ nay đến ngày 6/9 cứ tình hình như thế này thì chắc sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ", ông Tuấn nói.
 
Tuy nhiên, vẫn có một số quận, huyện lại làm rất tốt việc thực hiễn giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương đã qua 30 ngày nhưng không phát hiện ra ca nhiễm mới. 
 
Vậy những quận, huyện này có thể nới lỏng giãn cách xã hội được hay không?  Theo ông Tuấn, các huyện ngoại thành hiện nay cơ bản đã "sạch", tuy nhiên việc giãn cách một nửa là vấn đề lớn.

"Thực hiện giãn cách một nửa rất là khó, giãn cách toàn thành phố, người dân còn không chấp hành, bây giờ chia nửa thì nguy cơ rất lớn. Tuy nhiên đó cũng là một ý kiến tốt, cần xem xét nhưng cái này tùy thuộc vào ý thức người dân. Ví dụ nội thành đang giãn cách mà người dân lại ra khu vực nới lỏng, nếu là F0 thì rất nguy hiểm", ông Tuấn nhận định.

Ông Tuấn cho biết, hiện nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn của thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, bởi số ca mắc Covid-19 mới vẫn còn cao. Nếu như thành phố không phát sinh ổ dịch mới nữa mà chỉ là tàn dư của các ổ dịch cũ, đó là tín hiệu đáng mừng. Nhưng nếu trong dịp nghỉ lễ 2/9, mọi người không chấp hành nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg thì sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến thành quả trong công tác phòng chống dịch bệnh vừa qua mà thành phố đã đạt được.

Ông cũng khuyến cáo mọi người không nên ra ngoài nếu không có việc gì cần thiết trong những ngày này. 

ttt0128-1630384324323219963693.jpg
Công an TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra và xử lý nhưng vẫn không thể giảm người dân ra đường

 

Trong những ngày qua, Hà Nội liên tục xuất hiện các ổ dịch nóng ở Thanh Xuân Trung, đường Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), phường Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa). Các nhà chức trách nhận định, nguy cơ lây nhiễm tại các ổ dịch này đều rất cao.

Mặc dù thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đến lần thứ 3, nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp ra ngoài không có lý do chính đáng. Giao thông ở trên các trục đường chính, trung tâm vẫn rất đông người đi lại. Công an Hà Nội đã triển khai thêm 6 tổ liên ngành nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn và xử lý nghiêm các trường hợp ra đường vi phạm quy định phòng chống dịch.

Chiều 31/8, sau khi thăm Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại phường Yên Sở (quận Hoàng Mai) và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại "điểm nóng" phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã họp với lãnh đạo TP.Hà Nội và các quận, huyện, xã, phường về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương thành tích phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và cho rằng đó “thành quả của nhân dân”. Nhưng Thủ tướng nhìn nhận rằng, người dân ở Hà Nội ra đường vẫn đông, cho thấy “việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa đạt hiệu quả”. 

 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top