Hà Nội còn 15 điểm ngập nếu mưa lớn kéo dài, đây là ý kiến của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết tại cuộc giao ban báo chí vào chiều ngày 15/5 do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức.
"Nếu mưa lớn từ 50 - 100mm trong 2 tiếng đồng hồ xảy ra, thành phố vẫn còn khoảng 15 điểm ngập úng", ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PNT thừa nhận. Nguyên nhân chính là do mật độ xây dựng của thành phố cao, ý thức một số người dân thấp nên còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, gây tắc nghẽn hệ thống cống nước, hố ga.
Ngoài ra, các trạm bơm tiêu nước cho nội thành Hà Nội khi có mưa lớn hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Thành phố đang kêu gọi đầu tư, tiếp tục xây dựng, đưa vào vận hành nhiều trạm bơm công suất lớn để sớm khắc phục tình trạng úng ngập thời gian tới như Liên Mạc, Yên Thái và Đông Mỹ, đến 2019 – 2020 các trạm bơm này dự kiến mới có thể đảm nhiệm tốt cho việc tiêu thoát nước của TP. Chính vì vậy, trong mùa mưa bão năm nay, hiện tượng úng ngập trên địa bàn TP sẽ chưa thể giải quyết triệt để.
Tại Hội nghị, ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục Trưởng chi cục Đê điều, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai thành phố cho biết, từ tháng 5 đến 8/2018, dự kiến sẽ xuất hiện từ 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông và có khoảng 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Về nắng nóng, dự kiến sẽ xuất hiện nắng nóng cục bộ vào khoảng nửa cuối tháng 5-2018 và tháng 8. Trong tháng 6, 7 xuất hiện từ 3-5 đợt nắng nóng diện rộng, tuy nhiên không gay gắt và không kéo dài như năm 2017. Mưa lớn trên diện rộng sẽ có khả năng xuất hiện từ 6-8 đợt. Trong tháng 5 sẽ có nhiều khả năng xuát hiện mưa dông kèm tố lốc, mưa đá.
UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018. Theo đó, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các công ty thủy lợi kiểm tra, rà soát các hồ đập trên địa bàn, rà soát quy trình tích nước và vận hành, những hư hỏng, sự cố được đầu tư tu sửa nhằm bảo đảm an toàn cho các hồ chứa trong mùa lũ năm 2018; xây dựng phương án phòng, chống úng ngập ngoại thành và bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2018.
Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã lập báo cáo hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2018, trên cơ sở đó xác định 4 trọng điểm (khu vực đê kè Cổ Đô, cống Liên Mạc, cống Xuân Canh - Long Tửu và cống Cẩm Đình); 12 điểm ung yếu, từ đó xây dựng phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm thành phố Hà Nội năm 2018.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn về việc xử lý các bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi khai thác cát, các trạm trộn bê tông trên toàn bộ các tuyến đê của Thành phố Hà Nội do Sở NN&PTNT quản lý, Chi Cục phó Chi Cục đê điều Nguyễn Xuân Hải, cho biết: "Hiện, Hà Nội còn 4 điểm trọng điểm và 12 điểm xung yếu, trong đó đê kè Xuân Canh - Long Tửu là trọng điểm lớn nhất, tiềm ẩn độ nguy hiểm cao của Hà Nội, dễ sạt lở. Cùng với đó, Cống Cẩm Đình - Phúc Thọ cũng đang có hiện tượng sụt lở nghiêm trọng, TP đã và đang có chỉ đạo xử lý 4 điểm trọng điểm và 12 điểm xung yếu này. Liên quan đến vi phạm của các trạm trộn bê tông và xe quá tải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hệ thống đê điều của TP, Chi Cục đê điều lưu ý, cần phải đẩy mạnh hình thức xử phạt nguội để tăng tính răn đe.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.