Chiều 5/4, tại trụ sở UBND quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000.
Theo Quyết định 1046 do Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh ký, phân khu đô thị sông Đuống được giới hạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng.
Phía Bắc và Đông Bắc giáp đê tả ngạn sông Đuống và phân khu đô thị N9 (thuộc các huyện Đông Anh, Gia Lâm); phía Nam và Tây Nam giáp đê hữu ngạn sông Đuống (thuộc quận Long Biên); phía Tây giáp cầu Bắc Cầu và phân khu đô thị sông Hồng; phía Nam và Đông Nam giáp phân khu đô thị N10 và cầu Phù Đổng.
Đô thị sông Đuống được định hướng quy hoạch bổ trợ cho cảnh quan trung tâm của phía Bắc sông Hồng, là nơi bố trí các công trình đầu mối đường thủy, hành lang sinh thái, cây xanh phòng hộ.
Đây cũng là khu vực có quỹ đất để phát triển hai bên sông theo hướng cây xanh sinh thái, kết hợp du lịch, bảo tồn và duy trì cảnh quan thiên nhiên, tạo lập bộ mặt cho các phân khu đô thị. TP.Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu kết hợp cải tạo chỉnh trang, tái thiết làng xóm dân cư hiện hữu, bảo tồn công trình di tích, kiến trúc có giá trị.
Các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ gồm thôn Đông Trù, xã Đông Hội và thôn Phúc Thọ, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Khu vực này sẽ được cải tạo, xây dựng mới công trình theo quy hoạch xây dựng, sử dụng đất. Một phần bãi sông sẽ dành bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực và không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có.
Các khu ở bãi sông thuộc các xã, phường Đông Ngàn, Yên Viên, Thượng Thanh, Ngọc Thụy sẽ từng bước được di dời. Thành phố yêu cầu quận, huyện rà soát, xây dựng phương án, lộ trình di dời dân cư ở khu vực lòng sông hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều) và hộ dân nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, nơi đang bị sạt lở nguy hiểm.
Mạng lưới giao thông trong Quy hoạch phân khu sông Đuống được xác định phù hợp với các quy hoạch đã có. Tuyến đường sắt quốc gia xuyên tâm Yên Viên - Ngọc Hồi và cầu Đuống sẽ được dỡ bỏ, thay thế bằng đường sắt đô thị tuyến số 1 và cầu Đuống mới theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cắt qua phạm vi quy hoạch có hai tuyến đường sắt đô thị gồm tuyến số 1 qua cầu Đuống mới và tuyến số 4 qua cầu Đông Trù.
Đường bộ có đường cao tốc đô thị vành đai 3 qua cầu Phù Đổng (6 làn xe); các tuyến đường trục đô thị như đường 5 kéo dài qua cầu Đông Trù, đường Ngô Gia Tự - Hà Huy Tập qua cầu Đuống đường bộ mới, đường Vĩnh Tuy - Ninh Hiệp qua cầu Dương Hà xây dựng mới, đường trục dọc sông Hồng qua cầu Bắc Cầu cũng xây mới...
UBND thành phố giao chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ hành lang bảo vệ đê điều, đất bãi sông, bãi nổi, chống lấn chiếm vi phạm, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch. Chính quyền cần có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ; không để phát sinh thêm về số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông.
Với việc Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống được phê duyệt, Hà Nội đã hoàn thành toàn bộ 35 đồ án quy hoạch, phủ kín 100% quy hoạch phân khu đô thị trên địa bàn. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để thành phố xây dựng, phát triển đô thị văn minh, hiện đại trong tương lai.
Ông Phạm Văn Tuấn ở thôn Đông Ngàn xã Đông Hội (Đông Anh) cho biết, với việc UBND thành phố công bố quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống người dân chúng tôi biết rõ được quy hoạc để thực hiện theo các quy định của thành phố, từ đó có những quyết định cho việc đầu tư xây dựng nhà ở của mình hoặc các khu sản xuất theo các quy định đã được thành phố phê duyệt.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.