UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND về đấu giá quyền sử dụng đất năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ đấu giá 446 dự án, trong đó có 284 dự án chuyển tiếp; tổng diện tích đất hơn 177 ha. Tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến là 23.673 tỷ đồng; tổng chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả 4.883 tỷ đồng.
Trong đó, có 214 dự án có quy mô diện tích trên 5.000 m2 (gồm 143 dự án chuyển tiếp); tổng diện tích đất đấu giá 140,4 ha; tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến 17.544 tỷ đồng; tổng chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả 4.009 tỷ đồng.
Dự án quy mô diện tích dưới 5.000 m2 có 232 dự án (141 dự án chuyển tiếp); tổng diện tích đất để đấu giá gần 37 ha; tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến 6.129 tỷ đồng; tổng chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoàn trả 873 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2022, Hà Nội cũng có kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất 507 dự án; tổng diện tích đất đấu giá là 422 ha; tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến 38.123 tỷ đồng.
Năm 2023, Hà Nội kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất 531 dự án; tổng diện tích đất đấu giá 485 ha; tổng số tiền trúng đấu giá dự kiến 42.206 tỷ đồng.
Trong các năm thực hiện, trường hợp có điều chỉnh, bổ sung, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ chủ trì cùng liên ngành kiểm tra, lập tờ trình báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
Trưỡng đó, cũng liên quan đến đất đai, UBND thành phố Hà Nội đã báo cáo kết quả thực hiện nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Trong đó, kết quả rà soát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất của các chủ đầu tư dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố cho thấy, đối với 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính: Tính đến thời điểm 31/1/2021, tổng số tiền sử dụng đất đã nộp ngân sách nhà nước là 22.232,4 tỷ đồng/86 dự án; số tiền sử dụng đất còn lại phải nộp là 1.687,4 tỷ đồng/24 dự án (trong đó nợ chờ xử lý là 705,8 tỷ đồng/6 dự án; nợ khó thu là 129,1 tỷ đồng/2 dự án; nợ có khả năng thu là 852,7 tỷ đồng/16 dự án).
Cũng tính đến thời 26/3, tiền chậm nộp còn phải nộp là 2.389,5 tỷ đồng/44 dự án. Trong đó, tiền chậm nộp thuộc các nhóm: Nợ chờ xử lý là 690.8 tỷ đồng/11 dự án, nợ khó thu là 315,7 tỷ đồng/4 dự án, nợ có khả năng thu là 1.308,5 tỷ đồng/29 dự án.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.