Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 20 tháng 9 năm 2021 | 18:7

Hà Nội không áp dụng giấy đi đường sau 6 giờ ngày 21/9

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và không áp dụng cấp giấy đi đường cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố sẽ tăng cường ứng dụng CNTT để giám sát đi lại của người dân.

Chiều 20/9, tại cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết, thời gian sắp tới (sau 6h ngày 21/9), thành phố sẽ điều chỉnh, nới lỏng một số hoạt động nhưng ưu tiên hàng đầu là công tác đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân và an toàn cho Thủ đô.
 
dsc_5681.JPG
Hà Nội sẽ không áp dụng giấy đi đường từ 6 giờ 21/9.

 

Theo đó, thành phố sẽ không áp dụng phân vùng và cấp giấy đi đường cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, thay vào đó thành phố sẽ ứng dụng CNTT để quản lý việc đi lại của người dân.
 
Ông Chử Xuân Dũng cũng khẳng định, thành phố sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ đạo của Chính phủ, không ban hành các văn bản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp và nhân dân. 
 
Đồng thời thành phố cũng giao quyền cho các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh. Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức hậu kiểm về công tác phòng, chống dịch.
 
Về công tác phòng chống dịch bệnh, ông Dũng cũng cho biết, thành phố sẽ phong tỏa phạm vi hẹp đối với những khu vực có F0, điều chỉnh hoạt động khu vực ổ dịch, khu vực nguy cơ cao và phong toả một cách linh hoạt cũng như điều chỉnh các hoạt động trên địa bàn thành phố một cách linh hoạt.
 
Thời gian tới khi thành phố sẽ thực hiện nới lỏng các hoạt động, ông Dũng đề nghị: "Tất cả người dân và tổ chức doanh nghiệp tiếp tục nâng cao ý thức, tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch để giữ kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua”.
 
Theo lãnh đạo Hà Nội, UBND TP Hà Nội chưa chính thức ban hành chỉ thị mới. Vì vậy, các ý kiến đưa ra tại buổi họp chỉ là thông tin tham mưu cho thành phố, chưa phải là thông tin chính thức.
 
Thời gian vừa qua, trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, điều làm cho các doanh nghiệp và người dân Thủ đô bức xúc và phàn nàn nhiều nhất, đó là việc cấp giấy đi đường cho các đối tượng được phép ra ngoài. 
 
Với con số hơn 500 nghìn giấy đi đường được Công an thành phố Hà Nội cấp, chưa kể đến giấy đi đường được các cơ quan Trung ương, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội, con số này lên đến gần 1 triệu giấy. Với số người được cấp giấy đi đường nhiều như vậy không thể không làm cho Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong lo lắng về hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trến địa bàn Thủ đô.
 
Không áp dụng giấy đi đường cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội là thể hiện sự lắng nghe và cầu thị của chính quyền Thủ đô đối với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô. 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top