Hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đang tính toán để đề xuất UBND TP Hà Nội và Bộ GD&ĐT về việc kéo dài thời gian năm học, lùi thời gian nghỉ hè của học sinh. Mặc dù chưa chính thức nhưng dư luận cũng đã có những ý kiến trái chiều.
Học sinh THCS, THPT đang học đúng chương trình
Ngay sau khi biết thông tin Sở GD&ĐT Hà Nội đang tính toàn để đề xuất UBND thành phố và Bộ GD&ĐT kéo dài thời gian của năm học 2021 - 2022, chị Nguyễn Thanh Nga nhà ở quận Hai Bà Trưng là phụ huynh có con đang học lớp 8 cho biết, đúng là 2 năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc học tập của các con bị ảnh hưởng, thậm chí tạo áp lực không chỉ cho riêng học sinh mà áp lực cho cả phụ huynh chúng tôi khi phải cùng với con thích ứng với cách học mới, học trực tuyến.
Đến nay, học sinh đã thích ứng được với việc học trực tuyến, thậm chí dịch bệnh cũng đã được kiểm soát nên thành phố đã cho các con được đi học trực tiếp trở lại. Hiện, các con vẫn đang học theo đúng chương trình và đúng thời gian của năm học, ngay cả việc ôn luyện cho các con thì trong quá trình học trực tuyến các con cũng đã được ôn luyện kỹ rồi.
“Theo tôi không cần thiết phải kéo dài thời gian của năm học, bởi vì lượng kiến thức được các cô dạy và ôn luyện cũng đã đảm bảo”, chị Nga nói.
Cùng quan điểm không nên kéo dài thời gian năm học, chị Trần Thị Vân Anh ở Đông Anh cho biết, thời gian gần đây có nhiều vụ học sinh tự tử, nguyên nhân cũng một phần do áp lực của việc học hành tạo ra, không ít phụ huynh lo lắng.
Thời điểm các con học trực tuyến là căng thẳng nhất, bởi nội dung các môn học lại yêu cầu các con phải hoàn thành bài tập để củng cố kiến thức, nhưng khung thời gian học của các con lại không thống nhất, do đó việc học tập của các con nhiều lúc “căng như sợi dây đàn”.
“Tôi nghĩ không nên kéo dài thời gian của năm học, hãy dành thời gian cho các con được nghỉ hè để các con được nghỉ ngơi sau thời gian dài căng thẳng học tập, có kéo dài thêm 1 hay vài tuần cũng không hiệu quả”, chị Vân Anh nói.
Hiện nay, thành phố đã cho học sinh của các cấp học đến trường để học trực tiếp, trong đó cấp học mầm non vừa đến trường ngày 13/4 vừa qua. Riêng học sinh lớp 1-6 đi học từ 6/4 đến nay được hơn 1 tuần.
Khi biết thông tin có thể kéo dài thời gian của năm học, không chỉ có giáo viên mà nhiều phụ huynh học sinh cũng đang băn khoăn và đặt câu hỏi: “Liệu việc kéo dài thời gian của năm học để củng cố kiến thức cho các con liệu có hiệu quả, khi thời gian kéo dài dự kiến khoảng từ 1 đến 2 tuần? Với học sinh lớp 9 và lớp 12 thì đương nhiên vì các con đang trong quá trình ôn tập để thi, vậy việc kéo dài thời gian năm học liệu có nghĩa lý gì?”.
Không nên kéo dài thời gian của năm học
Cô Trần Thanh M. là giáo viên của một trường THPT cho biết, hiện nay, chúng tôi đã thực hiện đúng nội dung, chương trình dạy học theo khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Học sinh ở các lớp 10, 11 đang trong giai đoạn thi kiểm tra các môn học cuối cùng để hoàn thành chương trình năm học, đối với học sinh lớp 12 đang bước vào giai đoạn ôn tập để thi tốt nghiệp. Nếu Sở GD&ĐT Hà Nội kéo dài thời gian của năm học thì tôi thấy không hợp lý cho lắm.
Cô Trần Thanh M. nói: “Nếu kéo dài thời gian cho các con khối lớp 10, 11 thì các con đã hoàn thành xong chương trình, vậy chúng tôi sẽ dạy gì cho các con, ôn tập thì cũng đã ôn tập rồi, không lẽ lại ôn tập lại, hay dạy phần đã được giảm tải”.
Thầy giáo Trần Mạnh H. là hiệu trưởng của một trường THPT thì tâm tư hơn khi được phóng viên Kinh tế nông thôn trao đổi về quan điểm khi Sở GD&ĐT Hà Nội đang tính toán để kéo dài thời gian năm học.
Thầy Trần Mạnh H. chia sẻ, nếu kéo dài thời gian năm học sẽ rất khó khăn cho không chỉ trường THPT mà ngay cả các cấp học khác nữa, chỉ trừ có khối mầm non. Vì khung chương trình đã được ban hành, số tiết học cho từng bộ môn và số tiết dạy được quy định cho giáo viên đã được thực hiện, nếu kéo dài thêm thời gian của năm học, đồng nghĩa sẽ tăng thêm tiết dạy cho giáo viên. Vậy, các chế độ đối với các tiết học dạy trong thời gian kéo dài này được lấy ở đâu? Trong khi mọi chế độ cho giáo viên đã được tính căn cứ vào số tiết dạy thực tế.
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, Sở GD&ĐT Hà Nội không nên kéo dài thời gian của năm học 2021 -2022, chỉ nên tập trung chỉ đạo để các nhà trường hoàn thành nhiệm vụ năm học, đặc biệt là tập trung vào việc tổ chức thi tốt nghiệp cho các con khối lớp 12”, Thầy H. nói.
Ngày 30/3/2021 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.
Theo quy định trong Thông tư của Bộ GDĐT, dạy học trực tuyến cũng có thể thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục bằng cách thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề theo CTGDPT để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề này.
Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Đồng thời, Bộ cũng đã có văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học nhằm giảm tải cho các em học sinh.
Do đó, việc xin kéo dài thời gian của năm học 2021 – 2022 của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, mặc dù đang trong giai đoạn xem xét để đề nghị xem ra vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao của phụ huynh và chính những giáo viên và nhà quản lý.
Nên chăng lãnh đạo Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cũng nên thận trọng khi xin ý kiến của lãnh đạo Thành phố cũng như Bộ GD&ĐT để năm học kết thúc theo đúng khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.