Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 và tiến hành xem xét đặc cách cho các thí sinh không tham gia đợt 1 do diễn biến tình hình dịch Covid-19 phức tạp.
- Các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thông báo tới các đối tượng quy định ở trên, nếu có nguyện vọng được xét đặc cách tốt nghiệp THPT thì làm đơn đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp (theo mẫu).
Thí sinh điền đầy đủ thông tin trong mẫu, gửi file ảnh đơn theo email của đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chậm nhất ngày 30/7/2021.
Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường thông báo tới thí sinh việc Bộ GD&ĐT đã đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cho các thí sinh có nguyện vọng; đồng thời, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học có các phương thức tuyển sinh khác để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2021, tạo thuận lợi và bảo đảm quyền lợi cho thí sinh.
Hiện nay toàn thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố, thực hiện giãn cách xã hội cách xã hội để phòng chống dịch trong vòng 15 ngày. Việc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội lựa chọn phương án không tổ chức thi và xét tuyển cho số học sinh chưa thi tốt nghiệp đợt 1, cũng nhằm mục đích thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.