Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 27 tháng 7 năm 2018 | 16:16

Trường MN Thăng Long: XD môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trường Mầm non Thăng Long (xã Thăng Long, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) được đầu tư khang trang, sạch sẽ và thoáng mát, đẹp về hình thức, mạnh về tổ chức, vững vàng về chuyên môn.

Trường được chọn là một trong những trường điểm của tỉnh về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.

 

tr2t.JPG
Bé làm quen văn học tại vườn cổ tích của Trường Mầm non Thăng Long.

 

Học mà chơi, chơi mà học

Trước đây, Trường Mầm non Thăng Long có tới 4 điểm trường nằm ở các thôn; lớp học hầu hết là nhà cấp 4 và có khi phải học nhờ nhà dân. Đến năm 2012, được sự quan tâm của UBND xã, nhà trường đã nhận được 6.094,6m2 đất (có thể nói là quỹ đất lớn nhất huyện) ngay tại trung tâm xã để xây mới ngôi trường.

Tới nay,  trường được xây dựng quy mô, kiên cố với 10 nhóm, lớp, trong đó có 7 nhóm mẫu giáo và 3 nhóm trẻ.

Năm học 2017 - 2018, trường được chọn là một trong những trường điểm của tỉnh về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Trường đã mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và vui chơi cho trẻ, thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường mầm non “Lấy trẻ làm trung tâm”.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiển, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Các cô giáo đã xác định được nhiệm vụ của mình, tận tụy với nghề, sáng tạo trong lao động để có ngôi trường khang trang, sạch đẹp, tạo môi trường giáo dục tích cực cả trong và ngoài lớp học, trẻ được học mà chơi, chơi mà học.

Tại các lớp học, nhà trường trang trí môi trường thân thiện với nhiều màu sắc sinh động, linh hoạt, đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu thân thiện cho trẻ chơi và hoạt động sáng tạo. Trẻ được tham gia và tự khám phá ở các góc hoạt động mang tính mở như: góc phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc thiên nhiên… Trẻ được tham gia cùng giáo viên trong mọi hoạt động giáo dục dựa trên nhu cầu, sự hứng thú cũng như khả năng của bé.

Không khí tích cực giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ và mọi người xung quanh đã tạo cho trẻ nhiều kỹ năng ứng xử, giao tiếp… Nhà trường tích cực, trao đổi thường xuyên giữa giáo viên và gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

Bên cạnh đó, nhà trường còn tích cực cử giáo viên theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cả về kiến thức, phương pháp cũng như vận dụng thực tế… Qua đó, nhiều giáo viên đã thể hiện tốt năng lực và sự sáng tạo, công phu trong việc tự thiết kế nội dung bài giảng, xây dựng kế hoạch công tác.

Chú trọng chất lượng giáo dục

Các buổi kiểm tra, dự giờ đột xuất tại các nhóm lớp được Trường Mầm non Thăng Long duy trì thường xuyên, liên tục để đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo viên; trao đổi, thảo luận về phương pháp, chuyên đề, kiến tập tiết dạy được các giáo viên tích cực tham gia qua trực tuyến trường học kết nối, đã thúc đẩy không ngừng, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường.

Các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời, sân tập thể dục, góc trải nghiệm của trẻ, khu vực cho trẻ giao lưu với thiên nhiên… được nhà trường đặc biệt chú trọng, thiết kế phù hợp trong một môi trường xanh - sạch - đẹp, giúp trẻ có cơ hội phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.

Tại trường, 100% trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp, có kiến thức cơ bản về luật lệ an toàn giao thông… 100% trẻ được học chương trình giáo dục mầm non, được đánh giá và tham gia vào các hoạt động theo mô hình “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ trên chuẩn có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, phẩm chất đạo đức tốt.

Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng, năm 2013, Trường Mầm non Thăng Long đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Năm 2016, trường vinh dự đón nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ II, đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ III, đơn vị văn hóa; Chi bộ Đảng nhiều năm liên tục đạt “Trong sạch, vững mạnh”; Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Những năm gần đây, trường luôn là đơn vị tiêu biểu trong phong trào giáo dục mầm non của huyện.

 

 

 

Kiều Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top