Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 9 năm 2021 | 8:26

Hà Nội nới lỏng một số hoạt động từ 6 giờ ngày 21/9

Đêm qua, 20/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Theo đó, từ 06 giờ ngày 21/9/2021, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Hà Nội theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của thành phố.
6.jpg
Thành phố không áp dụng giấy đi đường đối với tất cả người tham gia giao thông
Hà Nội vẫn duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

Tiếp tục dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ, đường thủy, trừ trường hợp: phục vụ công tác phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.

Dứng các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng và các cơ sở kinh doanh (trừ các hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép). Hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.

Cho phép hoạt động Các cơ sở cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp, chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội; cửa hàng cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, rửa xe ôtô, xe máy, phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cửa hàng kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21 giờ hàng ngày.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19, khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VN-eID hoặc website: suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.

Nhiều người dân sau khi nhận được thông tin Hà Nội điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đều tỏ ra đồng tình và ủng hộ.

Ông Nguyễn Doãn Lợi nhà ở 215 phố Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội) cho biết, hơn 2 tháng nay, gia đình phải đóng cửa không bán bánh cuốn phục vụ thực khách. Biết là cuộc sống rất khó khăn, nhưng để phòng chống dịch, bệnh Covid-19, chúng tôi và các hộ kinh doanh ăn uống trên địa bàn đều chấp hành nghiêm.

"Thu nhập của chúng tôi đều trông chờ vào cửa hàng bán bánh cuốn này. Nếu cứ đóng cửa, không được bán hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống, mặc dù được phép mở cửa bán hàng nhưng chỉ bán cho mang về chứ không được ăn tại chỗ cũng là tốt lắm rồi. Chúng tôi chỉ mong chính quyền thành phố khống chế được dịch bệnh, cho phép các hàng quán kinh doanh ăn uống được hoạt động như trước đây", ông Lợi nói.

Tính đến hết ngày 20/9, Hà Nội đã tiêm được 5.502.277 mũi vắc-xin phòng Covid-19 (5.001.927 mũi 1; 500.350 mũi 2), số người được tiêm 5.001.927 (60,3%) dân số và bằng 83,09% số người dân trong độ tuổi tiêm chủng trên 18 tuổi.

Về xét nghiệm, trong ngày 20/9, toàn thành phố đã xét nghiệm 5668 mẫu, kết quả có 9 ca dương tính, còn lại đều âm tính.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top