Hà Nội phát động thi đua “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”
Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã phát động phòng trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Nhiều cách làm hay trong phòng chống dịch bệnh Covid-19
Tại cuộc họp Giao ban trực tuyến với các xã phường về phòng, chống dịch Covid-19 vào sáng ngày 31/8, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh đã khẳng định, thời gian qua đảng bộ, chính quyền đã đồng lòng, luôn chủ động, chung tay chống dịch; những giải pháp liên tục được điều chỉnh từ thực tiễn phát sinh để linh hoạt, sáng tạo có những quyết sách hiệu quả, sẵn sàng các kịch bản cao hơn với yêu cầu cao nhất là: “Bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe của nhân dân là trước hết, trên hết”.
Thành phố đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tập trung xét nghiệm thần tốc, kịp thời phát hiện phân loại F0; truy vết kỹ không để sót, lọt các trường hợp liên quan, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân; chăm lo an sinh xã hội, người khó khăn, yếu thế…
Trong đợt bùng phát đợt thứ 4 của dịch Covid-19, Thành phố đã quyết định giãn cách xã hội kịp thời từ 24/7 với 2 mũi “chủ công” để không chế dịch bệnh: xét nghiệm diện rộng tranh thủ thời gian vàng bóc tách F0 và tổ chức thần tốc “chiến dịch” tiêm vaccine diện rộng cho các tầng lớp nhân dân.
“Thực tế, số vùng xanh không ngừng tăng lên, số ca mắc mới có ngày giảm sâu trong giãn cách. Kết quả đó khẳng định sự nỗ lực không mệt mỏi của chính quyền các cấp và toàn thể nhân dân. Trong đó có sự đóng góp lớn lao, kiên cường, dấn thân, không ngại hiểm nguy vì an toàn cộng đồng của lực lượng tuyến đầu: y tế công an, quân đội dân quân, bảo vệ dân phố, thanh niên, người cao tuổi…”, Chủ tịch UBND TP nói.
Chủ tịch UBND TP dẫn chứng những câu chuyện về ở cơ sở như: mô hình “chuẩn bị 3 trước”, phong tỏa 3 lớp ở Đông Anh; vùng xanh ở Mai Động (Hoàng Mai); phòng chống dịch khép kín ở Bạch Đằng, Hai Bà Trưng; cung ứng thực phẩm tại nhà ở Chương Dương (Hoàn Kiếm); siêu thị mini 0 đồng ở Đức Thắng, Bắc Từ Liêm…
Đó còn là tinh thần “Dân xã ta, dân phường ta, tổ ta bảo vệ phường ta xã ta, xóm ta...”. Các vùng xanh đã thực sự trở thành “pháo đài chống dịch”. Chính quyền cơ sở xã phường gần dân nhất đã hàng ngày sát cánh cùng người dân ở từng khu dân cư, tổ dân phố.
“Đó là nguồn năng lượng lan tỏa mạnh mẽ nhất để truyền thêm động lực cho chúng tôi cũng như toàn thể cộng đồng để quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh sớm nhất, bảo vệ thành trì phòng chống dịch ở Thủ đô”, Chủ tịch UBND TP nói.
Nhiều lực lượng tham gia tổ Covid cộng đồng
Trong lần Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ lần này, tại các chốt, tổ Covid-19 lần này có rất nhiều lực lượng tham gia. Bí thư Chị bộ khu 9 phường Mai Động (Hoàng Mai) Nguyễn Văn Vo kể về sự chung tay, quyết tâm chống dịch cùa người dân mỗi gia đình, con ngõ, không nể nang ở “xùng xanh” đầu tiên tại Thủ đô với những cách làm sáng tạo: như hội phụ nữ đi chợ hộ, thanh niên nhận hàng ship hộ…
Tổ Covid cộng đồng thôn Muỗi, xã Yên Bài, huyện Ba Vì giới thiệu về mô hình tự quản huy động người dân thiết lập các chốt kiểm soát 24/24 với quy chế cụ thể và được nhân dân tin tưởng, đoàn kết bảo vệ từng gia đình…
Mô hình phát “thẻ hồng” kiểm soát việc đi lại của người tạm trú trên địa bàn có đông công nhân ở tổ dân cư số 4 Thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh với quan điểm: “Người dân bảo vệ an toàn cho chính người dân”…
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Hà Nội có rất nhiều mô hình hay từ cơ sở. Sự chỉ đạo xuyên suốt từ Thành phố xuống cơ sở không có sự gián đoạn, khúc mắc. Trong công tác phòng chống dịch, các cấp đã thống nhất quan điểm: phải huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là cơ sở. Thực tế đã minh chứng điều đó.
“Trong giãn cách xã hội, 1 lượng lớn cán bộ, công chức, viên chức thành phố được nghỉ hoặc làm việc tại nhà. Thành phố kêu gọi những người này chủ động, tự giác, tích cực tham gia phòng chống Covid-19 ở địa bàn dân cư của mình”, Phó Bí thư Thành ủy nói.
Phát động phong trào thi đua đặc biệt
Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” do Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động; thay mặt lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh chính thức phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện tốt phong trào thi đua, đồng chí Chu Ngọc Anh đặt ra 8 nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Trong đó, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị thuộc thành phố, các xã, phường, thị trấn nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp gắn với trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; thi đua quyết liệt, thực chất, hiệu quả, kịp thời. Đồng thời quan tâm phát hiện, biểu dương, khen thưởng và kịp thời nhân rộng các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong công tác phòng, chống dịch.
“Phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Tuyên truyền, động viên mọi người dân tự giác thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, đặc biệt trong thực hiện giãn cách xã hội và huy động tối đa các lực lượng ở cơ sở, vừa phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, vừa giảm tải cho lực lượng tuyến đầu”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP chia sẻ, Hà Nội những ngày này thật đáng nhớ khi cả hệ thống chính trị cùng toàn thể nhân dân cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh. Trong khó khăn đã có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, nhiều việc làm giản dị, nhỏ bé nhưng biết bao ý nghĩa.
Điều đó khẳng định một thông điệp lớn là “mỗi người dân đều có thể tham gia mặt trận chống dịch. Chỉ một hành động nghiêm túc chấp hành là đã không đứng ngoài công cuộc này".
“Với tinh thần đoàn kết, chung sức, phát huy truyền thống của Thủ đô anh hùng luôn đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, Thành ủy, thành phố tin tưởng rằng nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19. Thủ đô và cả nước sẽ nhanh nhất trở về trạng thái bình thường mới… để người dân có cuộc sống an lành và hạnh phúc”, Chủ tịch UBND TP nói.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.