Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 9 năm 2021 | 16:18

Hà Nội sẽ cấp giấy đi đường nhận diện QR Code

Công an TP. Hà Nội vừa gửi Công văn hỏa tốc đến các quận, huyện, thị xã chuẩn bị các điều kiện cần, sẵn sàng phối hợp với Công an TP trong triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện.

Được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, Công an TP Hà Nội đã hoàn thành và từng bước triển khai phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện cho người đủ điều kiện tham gia giao thông qua mã QR Code trên địa bàn TP (gọi tắt là phần mềm cấp và kiểm tra giấy đi đường có nhận diện).

 

fb_img_1630660495653.jpg
Công an Hà Nội vừa gửi Công văn hỏa tốc về việc triển khai cấp giấy đi đường có nhận diện QR Code

 

Theo đó Công an TP. Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tập trung nguồn lực, chủ động chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở vật chất để triển khai sử dụng phần mềm này.

Công an TP sẽ cấp giấy đi đường có nhận diện QR Code cho các doanh nghiệp muốn được cấp giấy đi đường phải đăng ký thông tin qua cảnh sát khu vực. Cán bộ phường sẽ tiếp nhận thông tin được thẩm định từ CSKV và nhập đăng ký của tổ chức, doanh nghiệp. Hệ thống sẽ gửi mail xác nhận trả về tổ chức, doanh nghiệp.

Tổ chức, doanh nghiệp gửi mail danh sách cán bộ, công nhân viên và đính kèm tài liệu liên quan theo quy định. Cán bộ xã, phường, thị trấn duyệt hoặc từ chối duyệt danh sách (trường hợp không được duyệt, hệ thống sẽ gửi mail thông báo lại cho tổ chức, doanh nghiệp); sau đó cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại giấy đi đường được duyệt cho công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận.

Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho tổ chức, doanh nghiệp cấp, phát cho cán bộ, công nhân viên.

Cấp giấy đi đường cho cá nhân, theo đó cá nhân muốn được cấp giấy đi đường phải đăng ký với cảnh sát khu vực của xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Cảnh sát khu vực tiếp nhận, thẩm định lại thông tin và gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Cán bộ xã, phường, thị trấn sẽ gửi lại giấy đi đường được duyệt cho công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại giấy đi đường đã được duyệt, đóng dấu cho cá nhân theo địa bàn quản lý.

 

23409467730859516216402687784815031947259720n-16306550795671650002153-1630655091034361861166.png
Mọi đối tượng khi ra đường phải có giấy đi đường do Công an cấp.

Cấp thẻ đi chợ hoặc siêu thị, CSKV lập danh sách theo địa bàn xã, phường, thị trấn của mình quản lý, sau đó gửi danh sách cho cán bộ xã, phường, thị trấn để xét duyệt hoặc từ chối duyệt.

Sau khi xét duyệt cán bộ xã, phường, thị trấn gửi lại thẻ đi chợ, siêu thị được duyệt cho công an xã, phường, thị trấn đóng dấu xác nhận. Cảnh sát khu vực sẽ gửi lại thẻ đi chợ, siêu thị đã được duyệt, đóng dấu cho đại diện hộ gia đình theo địa bàn quản lý.

Trước thực trạng có nhiều trường hợp sử dụng giấy đi đường tràn lan, không đúng đối tượng, mục đích làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công tác phòng chống dịch bệnh, ngày 29/8, UBND TP. Hà Nội giao Công an TP nghiên cứu, quy định rõ đối với từng loại hình (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị) được cấp giấy đi đường.

* Chiều 3/9, tại cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 của TP do Thành uỷ, UBND TP Hà Nội tổ chức, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Giám đốc Công an TP Hà Nội đã thông tin chi tiết về 6 nhóm đối tượng dự kiến được cấp giấy đi đường.

 Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an TP Hà Nội được phân chức năng cấp phát, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xử lý về cấp giấy đi đường cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP. Về việc cấp giấy đi đường, Công an TP Hà Nội đã báo cáo UBND TP phê duyệt kế hoạch tổng thể, khi được phê duyệt sẽ phối hợp với Sở TT&TT công khai cụ thể, chi tiết. 

Về đối tượng được cấp giấy đi đường, Công an TP Hà Nội cho biết đang dự kiến có 6 nhóm đối tượng được cấp. 
Nhóm 1: Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ, tổ chức chính trị xã hội các cấp; cá nhân thực hiện công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ công vụ, trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác được được quy định tại Chỉ thị 16. 
Nhóm này còn bao gồm cá nhân làm việc tại cơ quan, tổ chức ngoại giao, gồm: Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế. Các đối tượng này thực hiện theo thông lệ quốc tế, thông lệ ngoại giao quy định.
Nhóm 2: Cá nhân thực hiện nhiệm vụ công tác, công vụ, dịch vụ công ích thiết yếu, bao gồm: Cán bộ, công nhân viên, người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ công thiết yếu.
Nhóm 3: Cá nhân trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia phòng, chống dịch; cá nhân khác được huy động tham gia hỗ trợ chống dịch tại các quận, huyện, thị xã. 
Nhóm 4: Phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí, truyền thông phục vụ các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao; phục vụ đưa tin hoạt động của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP; phóng viên, biên tập viên trực tiếp thực hiện tuyên truyền công tác phòng chống dịch; cán bộ thực hiện trực cơ quan. 
Nhóm 5: Công dân của các trường hợp: Người thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như đi cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ, tiêm vaccine và xét nghiệm Covid-19, người chăm sóc người bệnh và người xuất viện. Đối tượng này chỉ cần giấy chứng minh và chứng minh thư/căn cước công dân.
Bên cạnh đó là người đi mua lương thực thực phẩm, yêu cầu bắt buộc là phải có thời gian đi mua cụ thể, giấy đi chợ; thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn. Cá nhân đi sân bay có vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao có giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của Tòa chỉ cần có chứng minh thư/căn cước công dân và xét nghiệm âm tính trong vòng 72h.
Nhóm 6: Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ công vụ, công ích thiết yếu. 
Về quy trình, có 2 loại quy trình gắn với từng nhóm đối tượng. Đối với nhóm 1, 3 , 4, 5 sẽ có 4 bước:
Bước 1, tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp công an xã, phường, thị trấn hoặc qua cảnh sát khu vực.
Bước 2, công an xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, cá nhân hướng dẫn thủ tục hồ sơ, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị cấp giấy đi đường qua địa chỉ được cung cấp.
Bước 3, công an xã, phường, thị trấn căn cứ hồ sơ của tổ chức, cá nhân gửi để xét duyệt đồng ý hoặc không đồng ý và gửi mail thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 4, Trưởng công an xã, phường, thị trấn duyệt, đóng dấu và trả kết quả thông qua cảnh sát khu vực hoặc công an xã, phường, thị trấn. 
Với nhóm 2, 6 cũng có 4 bước:
Bước 1, các tổ chức, cá nhân liên hệ gửi hồ sơ cấp Giấy đi đường về cơ quan chủ quản có liên quan (Sở Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng...).
Bước 2, cơ quan chủ quan căn cứ đối tượng được quy định đồng ý hoặc không đồng ý, gửi email cho tổ chức cá nhân, gửi hồ sơ về Công an TP.
Bước 3, Công an TP chuyển giấy đi đường về cơ quan chủ quản.
Bước 4, cơ quan chủ quản chuyển giấy đi đường cho tổ chức, cá nhân. 
 
 
P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top