Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 4 năm 2021 | 9:21

Hà Nội: Thị trường văn phòng có tổng nguồn cung cao cấp mới đạt trên 2 triệu m2

Trong báo cáo của đơn vị nghiên cứu thị trường Savills Việt Nam, tại thị trường Hà Nội trong quý I/2021, thị trường văn phòng có tổng nguồn cung cao cấp mới đạt trên 2 triệu m2. Cùng với đó, nguồn cung căn hộ dịch vụ đạt xấp xỉ 5.400 căn.

Đối với thị trường văn phòng, trong quý I/2021, trước bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, GDP vẫn tăng trưởng tích cực ở mức 4,5%. Ngành sản xuất là động lực tăng trưởng chính với mức tăng 9,5% theo năm, đặc biệt là nhóm sản xuất linh kiện điện, điện tử, điện thoại.

Hoạt động thương mại trên đà phục hồi với tổng doanh thu thương mại đạt khoảng 153 tỷ USD, tăng 24% theo năm, thặng dư thương mại đạt hơn 2 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu.

Đầu tư nước ngoài trong quý tăng 18,5% theo năm, vốn giải ngân tăng 6,5% theo năm. Du lịch tiếp tục gặp khó khăn với 48.000 lượt khách quốc tế đến, giảm 99% theo năm.

Theo bà Hoàng Nguyệt Minh Giám đốc, Bộ Phận Cho Thuê Thương Mại, Savills Hà Nội nhận định: “Nhu cầu thuê văn phòng đối với lĩnh vực IT và Sản xuất đã gia tăng trong quý trước. Các giao dịch thuê văn phòng với lĩnh vực IT và Sản xuất có quy mô chủ yếu trên 1.000 m2. Tuy nhiên, những giao dịch với quy mô này sẽ tạo áp lực lên giá thuê văn phòng”.

Tổng nguồn cung của thị trường văn phòng tại Hà Nội đạt trên 2 triệu m2 trong quý I/2021
Tổng nguồn cung của thị trường văn phòng tại Hà Nội đạt trên 2 triệu m2 trong quý I/2021

Thị trường văn phòng trong quý I/2021 có tổng nguồn cung mới đạt trên 2 triệu m2, tăng 3% theo quý và 10% theo năm. Hai dự án Hạng A gia nhập thị trường với 9.700 m2 tại khu vực Trung tâm và khu vực phía Tây; và 6 dự án Hạng B với 40.000 m2 tại khu vực Nội thành và khu vực phía Tây. Phân khúc Hạng A có tăng trưởng nguồn cung lớn nhất theo năm với 24%, theo sau là văn phòng Hạng B với 9%. Tuy nhiên, Hạng B vẫn duy trì nguồn cung lớn nhất với gần 940.000 m2 tương đương với 47% tổng nguồn cung thị trường. Khu vực Nội thành dẫn đầu với 850.000 m2, tương đương với 43% nguồn cung.

Giá thuê gộp trong quý I đạt 21 USD/ m2/tháng, ổn định theo quý nhưng tăng 5% theo năm, trong khi công suất thuê trung bình đạt 89%, ổn định theo quý nhưng giảm -4 điểm % theo năm, chủ yếu do các dự án Hạng A và B mới gia nhập với quy mô lớn và giá thuê cao.

Phân khúc Hạng A dẫn đầu thị trường với giá thuê trung bình 33 USD/ m2/tháng, cao hơn 1,7 lần so với Hạng B và 2,5 lần so với Hạng C. Tuy nhiên, văn phòng Hạng C lại đạt công suất cho thuê cao nhất thị trường với 95%, theo sau là Hạng B và Hạng A. Diện tích cho thuê thêm trong QI/2021 đạt 37.000 m2, với kết quả tích cực nhất tại phân khúc Hạng B.

Trong QI/2021, đã có hơn 5.800 doanh nghiệp thành lập mới được thành phố cấp phép chứng nhận, giảm -6% theo năm với tổng số vốn đăng ký là VND 59,8 nghìn tỷ, giảm -15% theo năm. Tuy nhiên, đã có 900 doanh nghiệp giải thể, tăng 57% theo năm, 4.880 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 56% và gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Sự cân bằng giữa số doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp ngừng hoạt động đã giữ giá thuê thị trường được ổn định.

Kỳ vọng đến hết năm 2023, khoảng 420.000 m2 từ 18 dự án sẽ gia nhập, hầu hết thuộc Hạng B với 230.000 m2 và nằm tại khu vực ‘Khác’ với 120.000 m2. Các dự án đáng chú ý bao gồm Vinfast Tower và BRG Grand Plaza trong năm 2021, dự án 36 Cát Linh năm 2022, dự án Lotte Mall và 27-29 Lý Thái Tổ trong năm 2023. Nguồn cung tương lai đáng kể có thể khiến công suất thuê trung bình giảm đi trong hai năm tới.

Trong QI/2021, GDP của Hà Nội tăng trưởng 5,2% theo năm, cao hơn so với tăng trưởng trung bình của cả nước là 4,5% và của thành phố quý trước là 4,1%. Theo FocusEconomics dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 7,5% trong năm 2021 và 6,8% trong năm 2022, cao nhất trong các nước khu vực Đông Nam Á, nhờ vào việc ngăn chặn dịch bệnh nhanh chóng, triển khai sử dụng vắc xin và chính sách tiền tệ linh hoạt.

Tăng trưởng FDI công nghiệp tại các tỉnh xung quanh Hà Nội hỗ trợ phát triển thị trường căn hộ dịch vụ. Bên cạnh chính sách miễn giấy phép lao động trung hạn, các nhà điều hành và chủ đầu tư mong chờ tiêm chủng vaccine diện rộng và lệnh hạn chế di chuyển được gỡ bỏ.

Đối với nguồn cung căn hộ dịch vụ đạt xấp xỉ 5.400 căn, tăng 0,3% theo quý và 14,6% theo năm. Một dự án Hạng C mở cửa với 35 căn, tập trung phát triển hình thức Plus Living.

Sau khi hoàn thiện, năm dự án tương lai với 532 căn có thể bắt đầu hoạt động vào QII/2021. Trong tổng số 19 dự án mới, không có nguồn cung nào tại khu vực trung tâm và 93% số căn được điều hành bởi các thương hiệu quốc tế như The Ascott Limited, Frasers Hospitality, Pan Pacific và Lotte Hotels & Resorts.

Giá thuê toàn thị trường giảm nhẹ -2% theo quý và -8% theo năm, xuống còn 24 USD/ m2/ tháng. Trong tổng số 56 dự án, 27% số dự án giữ giá thuê theo quý. Công suất đạt 69%, tăng nhẹ 2 điểm % theo quý nhưng giảm -5 điểm % theo năm. Công suất tại Hạng A và Hạng B tăng 1 điểm % theo quý. Hạng C tăng công suất mạnh 6 điểm % theo quý và 10 điểm % theo năm. Sáu quận tăng công suất theo quý, bao gồm Đống Đa, Ba Đình, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ và Hoàn Kiếm.

Cũng trong ba tháng đầu năm 2021, Hà Nội dẫn đầu với 66 dự án FDI mới phê duyệt, chiếm 28% tổng số dự án cả nước. Lượng FDI đăng ký vào Hà Nội đạt 121 triệu USD. Các nhà đầu tư Thái Lan chiếm tỷ trọng đầu tư mới lớn nhất, đạt 51%.

Bốn tỉnh phía Bắc (Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên và Bắc Ninh) đóng góp tới 21% tổng lượng FDI đăng ký toàn quốc. Các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp xung quanh Hà Nội dễ dàng lựa chọn các căn hộ dịch vụ tại Hà Nội.

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top