UBND TP Hà Nội vừa yêu Công an TP làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình chung cư, nhà cao tầng. Đặc biệt là vi phạm an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Tại văn bản về việc tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội, UBND TP cho biết, hiện trên địa bàn còn nhiều tồn tại, vi phạm về PCCC phổ biến như việc đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
Một số trường hợp có thể kể đến như, hung cư CT1 Usilk City tại La Khê (Hà Đông) do Công ty CP Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư; tòa nhà SME Hoàng Gia tại phường Quang Trung (Hà Đông) do Công ty CP tập đoàn BĐS Hoàng Gia làm chủ đầu tư; tòa nhà hỗn hợp Tháp Doanh Nhân tại Phường Mộ Lao (Hà Đông) do Công ty CP xuất nhập khẩu Tây Đô làm chủ đầu tư...
Ngoài ra, còn có các vi phạm như việc không đảm bảo giao thông phục vụ chữa cháy; không đủ số lượng lối ra thoát nạn và không duy trì được các điều kiện an toàn về PCCC của lối ra thoát nạn; chưa trang bị đầy đủ hệ thống, phương tiện PCCC, không thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ...
Cùng với đó một bộ phận chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở chưa thực hiện nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong công tác PCCC theo quy định của pháp luật; ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC của không ít bộ phận cư dân còn hạn chế...
Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND TP Hà Nội giao Công an TP xây dựng, trình UBND TP ban hành kế hoạch khắc phục tồn tại vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng đối với các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn, trong đó có công trình cao tầng, chung cư cao tầng đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
Tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về PCCC&CNCH đối với các khu chung cư, nhà cao tầng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về PCCC đảm bảo theo đúng quy định.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tố chức kiểm tra an toàn về PCCC trong quá trình thi công đối với các công trình nhà cao tầng theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, kịp thời phát hiện những tồn tại, vi phạm về PCCC và xây dựng để yêu cầu chủ đầu tư khắc phục ngay trong quá trình thi công.
Đặc biệt, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết các khiếu nại, tố cáo về PCCC&CNCH tại các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn. Làm rõ, xử lý nghiêm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm trong đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình chung cư, nhà cao tầng theo quy định. Xem xét truy tố trách nhiệm hình sự đối với các chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cố tình vi phạm các quy định về PCCC, chây ỳ không khắc phục các tồn tại, vi phạm vi phạm về PCCC theo quy định…
Đồng thời, xem xét truy tố trách nhiệm hình sự đối với các chủ đầu tư, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cố tình vi phạm các quy định về PCCC, chây ỳ không khắc phục các tồn tại, vi phạm vi phạm về PCCC.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.