Trong phiên trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND kỳ họp thứ 9, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Hà Nội sẽ xét tuyển với các giáo viên có hợp đồng từ 5 năm trở lên. Sau khi xét tuyển hết số giáo viên này mới thi tuyển vị trí còn lại.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, sau khi Bộ Nội vụ có văn bản trả lời Hà Nội có thể thực hiện xét tuyển theo thẩm quyền, thành phố quyết định sẽ xét tuyển đối với toàn bộ giáo viên có hợp đồng lâu năm.
Điều kiện xét tuyển là giáo viên có hợp đồng và có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm trở lại đây, có kiểm tra đảm bảo sức khỏe và có năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm, tức là giáo viên phải dạy môn mà trường có nhu cầu tuyển dụng.
Ông Chung đề nghị HĐND Thành phố thực hiện việc giám sát trong kỳ xét tuyển này đối với giáo viên.
Hiện, Hà Nội có khoảng 2.700 giáo viên hợp đồng lâu năm chưa trúng tuyển viên chức.
Thời gian vừa qua, TP có kế hoạch thi tuyển viên chức đối với các cấp học năm 2019, sau khi TP ban hành văn bản có rất nhieuf giáo viên đã có đơn gửi UBND TP, trong đó tiêu biểu là việc 256 giáo viên huyện Sóc Sơn kêu cứu.
Thành phố đã có rà soát và số này chủ yếu rơi vào giáo viên mầm non và tiểu học.
Nguyên nhân chính là trong tiêu chuẩn và tiêu chí thi tuyển có thi ngoại ngữ, tin học, vốn là thách thức rất khó vượt qua với nhiều người rất ít có cơ hội tiếp xúc với 2 bộ môn này, dù là các giáo viên giỏi nghề.
Nhiều giáo viên và chính quyền các quận, huyện đều có kiến nghị được tuyển đặc cách, hoặc được miễn thi vòng 1 (là vòng trắc nghiệm ngoại ngữ và kiến thức chung trên máy) mà chỉ thi vòng 2 là vòng chuyên môn nghiệp vụ, nhưng theo quy định tại Nghị định 161/2018 của Chính phủ, các giáo viên này đều không nằm trong diện đặc cách.
“Chúng tôi đã giao các quận, huyện rà soát và trên cở thực tiễn, UBND thành phố sẽ họp, báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ và Ban Chỉ đạo thành phố để đưa ra phương án tối ưu nhất, trên tinh thần tất cả giáo viên đã có kinh nghiệm, đã giảng dạy tốt, rất có thể chúng tôi sẽ đưa ra phương án vừa xét tuyển, vừa thi tuyển để họ đảm bảo cuộc sống và công việc”, ông Nguyễn Đức Chung nói.
Ông Chung cũng cho biết, trong đợt thi tuyển lần này, Hà Nội cũng phải đảm bảo “giải quyết được tất cả tồn đọng liên quan đến giáo viên hợp đồng trong gần 20 năm vừa qua” cũng như giải quyết dứt điểm việc thiếu giáo viên mầm non do chính sách đưa tất cả các cơ sở giáo dục mầm non từ tư thục vào công lập.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.