Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 10 năm 2017 | 3:11

Trường tiểu học và THCS Dũng Phong: Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh

Vốn là 2 đơn vị giáo dục riêng biệt nhưng từ năm học 2017-2018, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Dũng Phong (Hòa Bình) sáp nhập làm một, chính vì vậy, khó khăn không thể kể hết. Tuy nhiên, nhờ nhanh chóng nắm chủ trương và thực hiện quyết liệt các mục tiêu đề ra, thầy trò nhà trường đang từng bước hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường.

Phát huy và nâng cao chất lượng giáo dục

Năm học 2016- 2017, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương, thầy trò hai trường Tiểu học và Trung học cơ sở Dũng Phong đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra. Trường Tiểu học duy trì và giữ vững các tiêu chuẩn của trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, thư viện tiên tiến, đạt 3 chiến sĩ thi đua, 16 lao động tiên tiến (LĐTT). Trường THCS được công nhận đạt tiêu chuẩn của trường trung học đạt chuẩn quốc gia, thư viện trường học đạt xuất sắc, Liên đội được Hội đồng Đội tặng Giấy khen. Năm học 2016 -2017, Trường THCS Dũng Phong lần đầu tiên đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đơn vị xếp thứ ba khối THCS, đạt 4 chiến sĩ thi đua, 13 LĐTT, 2 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen (cô Tạ Thị Kim Hoa và thầy Xa Văn Thắng). Công tác giáo dục toàn diện của nhà trường đã có nhiều tiến bộ, nhiều giáo viên, học sinh ưu tú của trường đã giành được giải thưởng cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Tuy nhiên, năm học 2017 - 2018 sẽ là năm vô cùng khó khăn với thầy và trò nhà trường, bởi đây là năm đầu tiên sáp nhập hai trường Tiểu học và THCS. Toàn trường có 520 học sinh và 47 cán bộ giáo viên, nhân viên, một trường có hai cấp học với hai đối tượng học sinh, hai chương trình và phương pháp dạy học khác nhau, dạy và học 2 điểm trường. Điểm trường Tiểu học đang xây dựng nên thiếu phòng học, phải học 2 ca, rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học tập.

Tuy nhiên, Chi ủy,  BGH nhà trường cùng toàn thể giáo viên, nhân viên đã đoàn kết, nhất trí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cho năm học mới theo hướng: Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mũi nhọn, tăng cường kỷ cương, nề nếp trong dạy và học; tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu cao ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; không ngừng đổi mới quản lý, tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh… Tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với phụ huynh học sinh để xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.

Năm 2011, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; đến tháng 4/ 2015 trường THCS được UBND tỉnh Hòa Bình công nhận danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2016”.

Chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc

Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, Hiệu trưởng nhà trường, cô Tạ Thị Kim Hoa, cho biết: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Dũng Phong có số học sinh dân tộc chiếm đa số, gia đình các em đều làm nông nghiệp nên việc quan tâm của một số phụ huynh tới việc học của con em còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, BGH nhà trường luôn quan tâm tới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, học sinh là người dân tộc thiểu số để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho địa phương, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp phát triển giáo dục dân tộc; làm tốt công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm tới sự nghiệp giáo dục dân tộc. Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc, tặng quà cho học sinh con hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Giúp đỡ, phụ đạo học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh diện chính sách, học sinh khuyết tật ở 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9.

Năm học 2017 -2018, Trường Tiểu học và THCS Dũng Phong tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục,đào tạo; nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tinh gọn, tích hợp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; tập trung thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, trách nhiệm với công việc và lòng yêu nghề. Nhà trường cũng mong muốn việc đầu tư xây dựng các phòng học theo đúng lộ trình để đáp ứng việc tổ chức dạy học theo kế hoạch phát triển đã được phê duyệt.

Bảo Loan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top