Tính đến 31/5/2015, tổng số tiền nợ thuế của 23 doanh nghiệp trong lần công bố này lên tới 1.234 tỷ đồng.
Cục Thuế TP Hà Nội vừa công bố một loạt doanh nghiệp nợ thuế kéo dài. Theo đó, tính đến 31/5/2015, tổng số tiền nợ thuế của 23 doanh nghiệp trong lần công bố này lên tới 1.234 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp nợ thuế này, có nhiều doanh nghiệp ngành bất động sản và xây dựng.
Theo danh sách mà Cục Thuế Hà Nội công bố, doanh nghiệp nợ nhiều nhất là Công ty CP Sông Đà - Thăng Long (có địa chỉ tại KĐT mới Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) nợ hơn 375 tỷ đồng.
Nhiều DN Bất động sản Hà Nội nợ thuế (Ảnh minh họa: KT) |
Tiếp đến là Cty CP Viglacera Hà Nội (trụ sở tại quận Nam Từ Liêm) nợ hơn 88 tỷ đồng. Hai thành viên khác của Viglacera cũng nằm trong danh sách này. Cty CP Cơ khí & Xây dựng Viglacera (Nam Từ Liêm) nợ 50 tỷ đồng. Cty Đầu Tư Hạ Tầng và Đô Thị Viglacera (Chi Nhánh Tổng Công Ty Viglacera) nợ gần 40 tỷ đồng.
Tiếp đến Cty CP CAVICO Xây dựng Cầu hầm (Cầu Giấy) nợ khoảng 80 tỷ đồng. Hay Cty CP Sông Đà 9.06 có trụ sở tại Thanh Xuân, Hà Nội nợ 68 tỷ đồng. Ngoài ra, Cty CP Tập Đoàn Điện Tử Công Nghiệp Việt Nam (Hoàn Kiếm) nợ 65,4 tỷ đồng.
Hai thành viên khác của CAVICO cũng nợ thuế: Cty CP CAVICO Xây dựng thuỷ điện có địa chỉ tại Nam Từ Liêm cũng nợ tới 54 tỷ đồng, Cty CP CAVICO Điện lực và Tài nguyên (Bắc Từ Liêm) nợ 29 tỷ đồng.
Coma 1 - Chi nhánh tổng công ty cơ khí xây dựng (Nam Từ Liêm) nợ 34 tỷ đồng. Cty CP Xây Dựng Số 6 Thăng Long (Đông Anh) nợ 22,5 tỷ đồng. Cty CP Công Trình Giao Thông 118 – Momota (Bắc Từ Liêm) nợ gần 44 tỷ đồng. Cty CP Xây dựng công trình giao thông 1 (Hai Bà Trưng) nợ hơn 23 tỷ đồng. Cty CP Đường Bộ 230 - Cienco1 (Gia Lâm) nợ 12,5 tỷ đồng. Cty CP Xây Dựng Số 12 Thăng Long (Bắc Từ Liêm) nợ gần 20 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong danh sách còn có những cái tên nợ hàng chục tỷ đồng khác, như: Cty CP Xây Dựng Công Trình Ngầm, Cty CP Đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam, Cty CP Xây Dựng Năng Lượng, Cty CP Nam Vang, Cty CP Tư vấn & Dịch vụ thương mại, Cty CP Linh Gas Việt Nam, Cty CP Coma 18./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.