Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 7 năm 2022 | 20:51

Hoà Bình quan tâm hỗ trợ, đẩy mạnh các hoạt động sở hữu trí tuệ

Những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Hoà Bình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và khẳng định giá trị tài sản trí tuệ.

Triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, tỉnh Hoà Bình đã phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021-2030. Theo đó, tỉnh tập trung ưu tiên, hỗ trợ triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương mại, danh tiếng cho sản phẩm đặc thù địa phương.

Cùng với đó, tỉnh đã hỗ trợ các địa phương, đơn vị đăng ký, sử dụng tên địa danh và phê duyệt bản đồ để đăng ký các nhãn hiệu chứng nhận. Điều chỉnh mở rộng chỉ dẫn địa lý Cao Phong đối với sản phẩm cam của huyện Cao Phong... Trong năm 2021, Hoà Bình có 82 đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ được nộp về Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp.

 

 Cam Cao Phong là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình đã được đăng ký chỉ dẫn địa lý.

 

Tổng số văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho các tổ chức, cá nhân của tỉnh Hòa Bình tính đến hết năm 2021 là 266 văn bằng. Hỗ trợ xác lập quyền Sở hữu công nghiệp cho 10 tổ chức, doanh nghiệp với tổng kinh phí hỗ trợ 120 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh đã hỗ trợ xác lập quyền Sở hữu công nghiệp cho 20 nhãn hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định với tổng kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng. Sắp tới, thực hiện hỗ trợ các địa phương, đơn vị về việc cho phép sử dụng tên địa danh và phê duyệt bản đồ để đăng ký các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh như: Khoai Lang Phú Cường – Tân Lạc, Gạo Mai Châu, Lợn bản địa Lạc Sỹ - Yên Thủy, Rượu Mai Hạ -Mai Châu, Miến dong Cao Sơn – Đà Bắc, Du lịch Bản Lác – Mai Châu.

Hoạt động sáng kiến có nhiều đổi mới và được đẩy mạnh việc thông qua công tác tuyên truyền, thúc đẩy các hoạt động sáng kiến và phong trào thi đua lao động sáng tạo trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, việc triển khai tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến cải cách hành chính tỉnh Hòa Bình được tổ chức thường niên từ năm 2019 đến nay đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sáng tạo, công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị và địa phương.

Từ năm 2021 đến hết 6 tháng đầu năm 2022, đã có 75 sáng kiến của các cơ quan, đơn vị đăng ký xét công nhận sáng kiến có ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong phạm vi tỉnh, trong đó có 41 sáng kiến được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận sáng kiến có ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng trong phạm vi tỉnh.

Những tháng cuối năm 2022, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng hiệu quả của hoạt động bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên phạm vi toàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2030; hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký xác lập và bảo vệ quyền SHTT, đặc biệt nghiên cứu xây dựng Chỉ dẫn địa lý Kim Bôi cho sản phẩm nước khoáng và dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; xây dựng các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm là các đặc sản của địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ.

 

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top