Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 2 năm 2022 | 19:4

Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ngoại thành Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 10/2

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành văn bản về việc cho học sinh các khối từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học bắt đầu từ ngày 10/2.

Theo nội dung văn bản, UBND thành phố thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 302/TTr-SGDĐT ngày 5/2/2022 về việc cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại trường học sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch Covid-19.
saostar-51pytbtsf4x4x45z.jpg
Học sinh 18 huyện, thị xã của Hà Nội sẽ được đi học từ ngày 10/2

 

 
UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trung ương và thành phố, bảo đảm an toàn tuyệt đối khi tổ chức dạy học trực tiếp.
 
UBND các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; Tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học, bảo đảm y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.
 

Về nguyên tắc thực hiện, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, 2; Các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến. Học sinh cư trú tại địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 3, 4 không đến trường học mà ở nhà học trực tuyến. Nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.

Trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; Không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh; Có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại lớp học, trường học.

Sau thời gian trên căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo, trình UBND thành phố lộ trình tiếp theo về việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn.

Trước đó,  căn cứ đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND TP. Hà Nội đã đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có học sinh bậc mầm non tại Hà Nội chưa có mốc thời gian trở lại trường.

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top