Đến tại thời điểm hiện tại, lửa vẫn đang tiếp tục tàn phá rừng tại các địa phương: Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên.
Cùng với hàng ngàn người tham gia dập lửa, hơn 1.300 cán bộ chiến sỹ thuộc LLVT Hà Tĩnh đang liều mình khống chế giặc lửa, kiên quyết không để lửa bén xuống làm hại nhà dân.
Cảnh sát PCCC và bộ đội, trắng đêm giành giật với giặc lừa từng mét đất ở Nghi Xuân
Đến tận trưa nay, tại khu vực thôn 9, xã Xuân Hồng (Nghi Xuân), rừng vẫn đang tiếp tục cháy và có chiều hướng lan xuống bìa rừng. Hơn 945 cán bộ, chiến sỹ thuộc các lực lượng: Quân khu 4, Cảnh sát biển, Cảnh sát PCCC Nghệ An, Bộ đội, công an, biên phòng Hà Tĩnh đang cùng hàng ngàn người dân và lực lượng, tổ chức đoàn thể khác vẫn đang thay nhau liên tục chiến đấu với giặc lửa.
Ngoài việc tiếp tục bơm nước sông Lam và các hồ xung quanh lên để dập tắt đám cháy thì toàn lực lượng đang tập trung dựng hàng trăm mét đường băng cản lửa để hạn chế tối đa thiệt hại do đám cháy gây ra.
Lực lượng Công an di dời tài sản, sơ tán người dân Nghi Xuân đến nơi an toàn
Trong cuộc chiến cam go với giặc lửa tại Nghi Xuân, cùng với 300 cán bộ, chiến sỹ được tăng cường của QK4, 25 cảnh sát PCCC (cùng 3 xe chữa cháy chuyên nghiệp) của Công an Nghệ An, Cảnh sát biển Việt Nam tham gia hỗ trợ.
Bộ CHQS tỉnh đã huy động gần 300 cán bộ, chiến sỹ, dân quân; Công an tỉnh huy động 195 cán bộ, chiến sỹ (100% quân số Công an huyện Nghi Xuân, 60 cán bộ, chiến sỹ PCCC chuyên nghiệp), Biên phòng tỉnh huy động 135 cán bộ chiến sỹ (các đồn biên phòng: Lạch Kèn, Cửa Sót và Tiểu đoàn huấn luyện cơ động) thay nhau quần mình, giành nhau từng mét đất với "giặc lửa" từ ngày 28/6 đến nay.
Bí thư Tỉnh ủy, Lê Đình Sơn động viên các lực lượng chức năng và nhân dân địa phương tham gia chữa cháy tại Cẩm Mỹ (ảnh: Nam Giang)
Tại Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Trung tá Trần Vĩnh Thành - Trưởng Công an huyện cho hay: Đến tại thời điểm này, ngọn lửa cơ bản đã được khống chế.
Tuy nhiên, 100 cán bộ, chiến sỹ của Công an huyện, 120 cán bộ, chiến sỹ của Trung đoàn 841, 30 cán bộ, chiến sỹ của Ban CHQS huyện Cẩm Xuyên và người dân địa phương, các lực lượng chức năng khác vẫn đang thay nhau liên tục dọn dẹp, tạo đường băng cản lửa và “canh” lửa, đề phòng gió to, nắng lớn đám cháy sẽ bùng phát trở lại.
Lực lượng vũ trang và kiểm lâm tham gia chữa cháy ở Hương Sơn (ảnh: Minh Quang)
Hiện tại, tình trạng cháy rừng ở Hương Sơn đang diễn biến khá phức tạp. Bắt đầu từ xã Sơn Hàm, đến nay, trên địa bàn toàn huyện có đến 20 điểm phát lửa. Gió Lào thổi mạnh, tại nhiều điểm cháy, các lực lượng lượng chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.
Để đối phó với giặc lửa, Ban CHQS huyện Hương Sơn đã điều động gần 100% quân số cùng 10 trung đội dân quân cơ động, với khoảng 300 người; Công an huyện đã điều động 125 cán bộ, chiến sỹ cùng 2 xe chữa cháy chuyên nghiệp phối hợp với chính quyền, người dân các địa phương tập trung làm đường băng cản lửa, ngăn lửa rừng lan ra diện rộng; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng di dời các hộ dân gần bìa rừng…
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh tham gia chữa cháy tại Nghi Xuân
Theo dự báo, trong 1-2 ngày tới, Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục nắng to. Lửa hiện vẫn đang cháy trên các cánh rừng ở Nghi Xuân, Hương Sơn, Cẩm Xuyên…
Cùng với nhân dân và các lực lượng khác, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đang tiếp tục căng mình để khống chế giặc lửa….
Được biết, Thượng úy Đồng Xuân Trà - Chiến sĩ công an huyện Nghi Xuân không may bị bỏng trong quá trình dập lửa, hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân.
Thêm một số hình ảnh về lực lượng vũ trang tham gia chữa cháy tại Nghi Xuân:
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.