Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 7 tháng 11 năm 2016 | 9:25

Quốc hội thông qua mục tiêu GDP 2017 tăng 6,7%

Chiều 7/11, với 420/428 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 85,02%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo.  Ảnh: Đình Nam

Trước đó, thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 04/11/2016, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.

Căn cứ ý kiến tham gia sửa trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu và giải trình nghiêm túc ý kiến của các đại biểu Quốc hội một số nội dung như: về đánh giá kết quả thực hiện năm 2016; mục tiêu tổng quát năm 2017; các chỉ tiêu chủ yếu năm 2017; các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017 và về câu chữ, kỹ thuật văn bản để hoàn chỉnh Nghị quyết trước khi ban hành.

Cơ bản nhất trí với Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình và các nội dung trong dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, đã có 420/428 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua dự thảo Nghị quyết, bằng 85,02% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu không tán thành là 5, bằng 1,01%. Số đại biểu không biểu quyết là 3, bằng 0,61%.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017

Như vậy, sau khi được Quốc hội thông qua, mục tiêu chủ yếu trong Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ trong thực hiện ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh; tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.

Bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo đời sống nhân dân. Phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; tập trung tinh giản biên chế, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6- 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 3,5%; Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP; Tỷ suất tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDP giảm 1,5%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55 - 57%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có chứng chỉ đạt 22,5%; Số giường bệnh trên một vạn dân đạt 25,5 giường (không tính giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 82,2%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 87%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.

Để thực hiện mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu, Nghị quyết cũng đã đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp. Đồng thời đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội.

Nghị quyết đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết; đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.

Nghị quyết cũng nêu rõ, Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top