Theo Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh, trong 9 tháng đầu năm 2017 Thanh tra của Sở đã phát hiện hợp 1.500 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng. Trong đó, việc xây dựng không phép vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các trường hợp vi phạm bị phát hiện.
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng thành phố đã tổ chức tuần tra, kiểm tra gần 52.000 lượt. So với thời điểm cùng kỳ năm 2016 số lượng lượt kiểm tra đã tăng gần 14.000 lượt khoảng 27.000 công trình đang xây dựng chiếm tỷ lệ tăng là hơn 35%. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra sở đã phát hiện hơn 1.500 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, chiếm tỷ lệ 3,1% trên tổng số lượt kiểm tra so với cùng kỳ năm 2016, đã tăng 309 trường hợp chiếm tỷ lệ tăng 24%.
Trong tổng số lượt kiểm tra, số lượng công trình xây dựng không phép chiếm 830 /1.500 tổng số các trường hợp vi phạm chiếm tỷ lệ 52%, so với cùng kỳ năm 2016 đã tăng 218 trường hợp với tỷ lệ tăng hơn 35%. Các trường hợp vi phạm xây dựng không phép tập trung chủ yếu tại huyện Bình Chánh với 201/830 trường hợp, chiếm tỷ lệ 24%, huyện Củ Chi với 177/830 trường hợp chiếm tỉ lệ 21,3%, huyện Cần Giờ với 66/830 trường hợp chiếm tỷ lệ gần 8%.
Qua 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng đã phát hiện hơn 1.500 trường hợp vi phạm trong hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố
Đối với các công trình sai phép xây dựng chiếm 557/1.500 trong tổng số các trường hợp vi phạm, chiếm gần 35% so với cùng kỳ năm 2016 tăng 73 trường hợp với tỷ lệ tăng 15% tập trung chủ yếu tại các quận huyện vùng ven của thành phố. Cụ thể, tại huyện Hóc Môn là 98/557 trường hợp sai phạm chiếm tỷ lệ 17%, huyện Bình Chánh với 58/557 trường hợp chiếm tỷ lệ gần 11%, khu vực quận 9 là 52/557 trường hợp vi phạm chiếm gần 10%.
Trong 9 tháng đầu năm 2017, lực lượng Thanh tra Sở trong quá trình kiểm tra còn phát hiện các hoạt động vi phạm trong hoạt động xây dựng như che chắn, rơi vãi vật liệu xây dựng cũng như các vi phạm khác với tổng số 208/1.500 trường hợp vi phạm, chiếm tỷ lệ 13%. Cùng với đó, cũng kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những trường hợp công trình nhà riêng lẻ do UBND các quận (huyện) cấp Giấy phép xây dựng. Cụ thể, qua kiểm tra phát hiện 530 trường hợp xây dựng sai phép, hơn 818 trường hợp xây dựng không phép và 154 trường hợp vi phạm các hoạt động xây dựng khác và 30 trường hợp công trình, dự án đầu tư xây dựng do Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cấp phép. Cụ thể, dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có 01 trường hợp, dự án có vốn ngoài ngân sách có 9 trường hợp và dự án có nguồn vốn khác là 20 trường hợp./.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.