Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 5 năm 2018 | 11:2

Hơn 600 triệu USD vốn FDI được đổ vào ngành BĐS trong 5 tháng đầu năm

Theo Tổng Cục thống kê, trong năm tháng đầu năm 2018, tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề có mức tăng trưởng ổn định. Trong 5 tháng đầu năm 2018, đã có hơn 600 triệu USD vốn FDI được đổ vào ngành kinh doanh bất động sản.

Theo Tổng Cục thống kê, trong năm tháng đầu năm 2018, tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề có mức tăng trưởng ổn định. Trong 5 tháng đầu năm 2018, đã có hơn 600 triệu USD vốn FDI được đổ vào ngành kinh doanh bất động sản (BĐS).
 
Theo đó, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5 ước đạt 24,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trung ương đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, vốn địa phương 20,3 nghìn tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 96,1 nghìn tỷ đồng, bằng 28,4% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 28,7% và tăng 5,5%).
 
Trong 5 tháng đầu năm, tình hình giải ngân và thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trong 5 tháng đầu năm còn chậm. Các Bộ, ngành và địa phương cần tiếp tục nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn, bảo đảm kế hoạch đề ra.
 
Đối với tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/5/2018 đã thu hút 1.076 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4.657 triệu USD, tăng 14,6% về số dự án và giảm 16,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 393 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2.492 triệu USD, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 5 tháng đạt 7.150 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017.
hinh-1-3.jpg
5 tháng đầu năm 2018 ngành kinh doanh BĐS đã thu hút được hơn 600 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Xét ở khía cạnh ngành thu hút vốn FDI, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt 2.289 triệu USD, chiếm 49,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 898,2 triệu USD, chiếm 19,3% và hoạt động kinh doanh BĐS đạt 623,3 triệu USD, chiếm 13,4%, các ngành còn lại đạt 846,1 triệu USD, chiếm 18,2%.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, TP. Hồ Chí Minh là địa phương thu hút vốn FDI nhiều nhất cả nước với hơn 540 triệu USD, chiếm 11,6% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp đến là Hà Nội 525,6 triệu USD, chiếm 11,3%, Bình Dương 403,8 triệu USD, chiếm 8,7%. Đồng Nai 373,6 triệu USD, chiếm 8% và Bạc Liêu 365,8 triệu USD, chiếm 7,9%.
 
Xét về quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng 2018, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.019 triệu USD, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Nhật Bản 904,8 triệu USD, chiếm 19,4%. Thái Lan 536,2 triệu USD, chiếm 11,5%, Xin-ga-po 503,1 triệu USD, chiếm 10,8%. Đặc khu Hành chính Hồng Công (TQ) 474,9 triệu USD, chiếm 10,2% và Trung Quốc 280,9 triệu USD, chiếm 6%.
 
Về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, trong 5 tháng 2018, bên cạnh 48 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là 144,7 triệu USD, còn có 14 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 40 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài 5 tháng đầu năm 2018 đạt 184,7 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 105,8 triệu USD, chiếm 57,3% tổng vốn đầu tư. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 25,4 triệu USD, chiếm 13,7%, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21 triệu USD, chiếm 11,4%. Trong 5 tháng có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Lào chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư; Cam-pu-chia chiếm 17,5%; Cu-ba chiếm 10,8%./.
Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top