HoREA kiến nghị bỏ việc Chính phủ ban hành khung giá đất
Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Quốc hội, Chính phủ, Bộ TN&MT kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đất đai 2013 về định giá đất.
Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Quốc hội, Chính phủ, Bộ TN&MT kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đất đai 2013 về định giá đất. Trong đó, HoREA kiến nghị bỏ quy định “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần” tại điều 113 Luật Đất đai.
Theo đó, HoREA nhận định vấn đề tài chính đất đai là vấn đề lớn, quan trọng trong pháp luật đất đai, trong đó có vấn đề xác định giá đất. Nguồn thu từ đất chiếm khoảng trên dưới 10% ngân sách địa phương là nguồn thu rất quan trọng của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng hiện nay, trong quá trình thực thi pháp luật đất đai, có hiện tượng nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai còn bị thất thu trong hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển công năng sử dụng của công trình xây dựng gắn liền với đất, nhất là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, đất ở. Trong việc chỉ định nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất, nhất là các dự án hợp tác công - tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Trong việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, thoái vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có nhiều quỹ đất giá trị cao. Nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo thành nguồn thu lâu dài, bền vững cho ngân sách nhà nước. Hoạt động thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp còn nhiều bất cập.
Trên cơ sở đó, HoREA có những kiến nghị như bỏ quy định “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần” tại điều 113 Luật Đất đai. Đồng thời, sửa đổi điều 114 Luật Đất đai giao thẩm quyền cho cấp tỉnh chịu trách nhiệm ban hành “Bảng giá đất và giá đất cụ thể” đảm bảo “Giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” và phù hợp với thực tế tình hình của địa phương.
Cùng với đó, kiến nghị việc bỏ khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định, đề xuất khoảng 10% hoặc 15% bảng giá đất. Điều này được cho sẽ minh bạch, dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho. Hạn chế việc thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước.
Đồng thời, cho phép áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất” trên cơ sở “Bảng giá đất” làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án có sử dụng đất, để đảm bảo tính minh bạch, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian làm thủ tục hành chính, loại trừ những nhiễu, tiêu cực và cơ chế “xin - cho”. Nếu được chấp thuận “Bảng giá đất” sẽ có “giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường” sẽ cao khi tính tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân khi hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà ở, kể cả khi tính tiền sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở.
Trường hợp vẫn giữ cơ chế “Khung giá đất”, “Bảng giá đất”, “Xác định giá đất cụ thể” để tính tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013, Hiệp hội kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng căn cứ vào nhu cầu định giá đất cụ thể tại địa phương, Sở Tài chính lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
Nếu như trước đây quy định “Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai” để đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Nay HoREA kiến nghị cho phép chủ đầu tư dự án BĐS được tạm nộp tiền sử dụng đất, được tạm nộp tiền sử dụng đất bổ sung vào ngân sách nhà nước, đồng thời chủ đầu tư dự án BĐS phải có văn bản cam kết sẽ nộp tiền sử dụng đất bổ sung theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, để chủ đầu tư dự án BĐS được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, để được bán sản phẩm cho khách hàng, tháo gỡ khó khăn, ách tắc của nhiều dự án BĐS hiện nay.
Đồng thời, kiến nghị cho phép doanh nghiệp (người sử dụng đất) được tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định giá đất thành phố khi thẩm định giá đất dự án của đơn vị mình, để cung cấp thêm thông tin cho Hội đồng xem xét, quyết định. Tham gia và được quyền nêu ý kiến tại cuộc họp của Sở Tài chính khi xem xét chi phí giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp. Đề nghị cho khấu trừ chi phí đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng rồi bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý vào tiền sử dụng đất phải nộp./.
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.
Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.