Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Ngân hàng nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người vay mua nhà bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Ngày 13/03/2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
Thông tư trên là cơ sở pháp lý để các ngân hàng thương mại chủ động xem xét, hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất thấp hơn từ 0,5% đến 3% so với lãi suất thông thường.
Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thể đàm phán với các ngân hàng thương mại về cơ cấu lại nợ, giảm lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn... Và ở thời điểm đó, lĩnh vực bất động sản chưa được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng.
Măth khác, theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản quý I/2020 bị trầm lắng (tháng 3 và nửa đầu tháng 4/2020 gần như bị đóng băng), giao dịch mua bán nhà sụt giảm khoảng 70%; doanh thu sụt giảm trên dưới 80% dẫn đến tình trạng thiếu hụt tiền mặt và thanh khoản.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà đều gặp khó khăn rất lớn. Tỷ lệ người mua nhà gặp khó khăn tài chính do bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng, nên phải xin thanh lý hợp đồng mua nhà chiếm trên dưới 10%, càng tạo thêm áp lực lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản, nhất là trong lúc các doanh nghiệp vẫn phải duy trì lực lượng lao động.
Do đó, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp bất động sản được cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30% lãi vay trong thời hạn 12 tháng, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc, không chuyển nhóm nợ xấu hơn khi đáo hạn và Xem xét cho người vay mua nhà ở thương mại được giảm lãi vay, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc để vượt qua được khó khăn do đại dịch COVID–19 đang có diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.