Khả Phong: Dân bức xúc vì chưa đền bù thỏa đáng đã bị cắt điện
Sáng nay (13/5), tại trạm biến áp khu vực xứ Đồng Cỏ, xã Khả Phong (Kim Bảng - Hà Nam), do cơ quan chức năng cắt điện nên hàng chục hộ dân đang sinh sống và chăn nuôi ở đây bức xúc kéo đến phản đối.
Việc cắt điện đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân vì khu vực xứ Đồng Cỏ đã được các cơ quan chức năng quy hoạch làm khu nuôi trồng thủy sản.
Do quá bức xúc việc đền bùi giải phóng mặt bằng cũng như việc cắt điện của các cơ quan chức năng, người dân đã mời Bí thư xã Khả Phong xuống chứng kiến cuộc sống khó khăn của họ.
Trao đổi với phóng viên, những người dân ở đây cho biết: Trước đây, khu vực này đất hoang hóa rất khó canh tác, nhiều hộ đã làm đơn trả lại diện tích đất cho UBND xã, những hộ còn lại đã đổi ruộng từ các nơi khác để về đây canh tác. Ngoài diện tích đổi ruộng, họ phải mua lại hoặc được UBND xã giao thêm từ các hộ đã trả và có hợp đồng kinh tế với UBND xã thuê thầu, đóng thuế phí đầy đủ hàng năm…
Tuy nhiên, khu vực đất này, hiện, Nhà nước có quyết định thu hồi đất để phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc.
Ông Lê Văn Thũy, người có diện tích bị thu hồi, cho biết: “Chúng tôi rất ủng hộ việc thu hồi đất của Nhà nước. Nhưng việc đền bùi giải phóng mặt bằng phải được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Vì trước đó chúng tôi đã bỏ ra bao nhiêu công sức tiền của mới có được như hôm nay. Giờ công việc kiểm đếm đền bù của các cơ quan chức năng chưa xong, giá cả đền bù người dân chưa thấy thỏa đáng, chúng tôi đã có đơn gửi các cơ quan chức năng chưa được giải quyết thì nay lại cho cắt điện. Cuộc sống của chúng tôi đảo lộn hết, cá mú chúng tôi thả, vịt gà chúng tôi nuôi, giờ không có điện chắc chỉ thời gian ngắn là chết hết, bao nhiêu công sức tiền của của chúng tôi đồ vào đây ai chịu trách nhiệm? Khổ nhất là những đứa cháu mới được mấy tháng, nóng bức không có điện, khóc suốt.
Cùng quan điểm, ông Lê Văn Tiến có đất bị thu hồi nhưng chưa thu hồi cũng bị cắt điện tỏ ra rất bức xúc: Không có điện, việc chăn nuôi của gia đình gặp không ít khó khăn…
Trao đổi xung quanh việc cắt điện qua điện thoại, ông Trường, Giám đốc Điện lực Kim Bảng, cho biết: "Trạm biến áp ở khu vực xứ Đồng Cỏ, xã Khả Phong là tài sản của UBND huyện Kim Bảng và được giao cho UBND xã Khả Phong quản lý. Hiện, Trạm biến áp này sẽ được di dời để phục vụ cho dự án, huyện đã có văn bản và chúng tôi cũng có thông báo việc cắt điện đến các hộ, nếu anh có tìm hiểu gì phải gặp Chủ tịch huyện".
Việc đền bùi giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Tam Chúc theo người dân là chưa thỏa đáng và họ chưa lấy hết tiền. Vì sao các cơ quan chức năng đã cho cắt điện?
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.