Ngày 14/8, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) tổ chức khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020- 2025.
Nhiều thành tích nổi bật
Theo báo cáo của Ban Chấp hành khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020, huyện Yên Sơn thực hiện tốt 2 nhiệm vụ trọng tâm và 17/17 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đề ra, đưa Yên Sơn trở thành huyện phát triển khá của tỉnh.
Huyện tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm đạt 9,5%. Thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng/người/năm.
Phát huy thế mạnh của mình, Yên Sơn đã rà soát, quy hoạch lại các vùng nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng địa phương; hình thành 4 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, gắn với phát triển kinh tế trang trại, có quy mô lớn, bước đầu đem lại hiệu quả, định hướng người dân sản xuất ổn định và bền vững.
Đẩy mạnh liên doanh liên kết trong sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, sạch, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.
Hiện, Yên Sơn có 27,5 ha bưởi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; 17 nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nhiều nông sản hàng hóa tiếp tục khẳng định thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu; 10 sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc .
Chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, thực hiện tốt việc trồng, chăm sóc gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, đến nay 10.737,5 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC; độ che phủ rừng trên 61%.
Huyện có 08 xã đạt chuẩn NTM; năm 2020 xây dựng 02 xã đạt NTM nâng cao và thêm 04 xã về đích nông thôn mới.
Xác định thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ là khâu đột phá, Yên Sơn đã tập trung xây dựng kế hoạch đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.800 tỷ đồng.
Chú trọng công tác quy hoạch; đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, có việc điều chỉnh quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Yên Sơn và lập quy hoạch chi tiết, đánh giá các tiêu chí về cơ sở hạ tầng xã Thắng Quân theo tiêu chí đô thị loại V.
Huyện xây mới 30 trường học, 381 phòng học, phòng chức năng, 39 công trình phụ trợ với tổng kinh phí trên 181 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 31 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 8 Trường Mầm non, 10 trường Tiểu học, 13 trường Trung học cơ sở.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động. Năm năm qua, Yên Sơn giải quyết việc làm mới cho 25.232 lao động; tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 74% lên 95,37%. Lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia gắn với công tác giảm nghèo, đến cuối năm 2020 giảm xuống còn 6,20%.
Cải cách hành chính tiếp tục được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện từ đó, rút ngắn thời gian giải quyết đối với các thủ tục hành chính.
Đổi mới mạnh mẽ tác phong, lề lối làm việc, đề cao trách nhiệm của tập thể cấp ủy; tăng cường bám nắm, sâu sát cơ sở, kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn ngừa vi phạm, xử lý kịp thời những vấn đề phức tạp, nổi cộm phát sinh.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, các cấp uỷ và đội ngũ cán bộ, đảng viên được nâng lên. Cải cách hành chính trong Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục được đẩy mạnh.
Hai khâu đột phá, năm nhiệm vụ trọng tâm
Phát huy thành tựu đạt được, nhiệm kỳ 2020-2025 với phương châm “Đoàn kết thống nhất, khai thác tiềm năng, hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Yên Sơn khóa XXIII đề ra 18 chỉ tiêu, 2 khâu đột phá, 5 nhiệm vụ trọng tâm.
Hai khâu đột phá, gồm: Huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng trung tâm huyện đạt tiêu chí đô thị loại V, hướng tới đô thị loại IV trong tương lai; thành lập thị trấn huyện lỵ Yên Sơn; xây dựng kết cấu hạ tầng một số trung tâm xã phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V. Tập trung xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi giá trị, nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng.
Năm nhiệm vụ trọng tâm, gồm:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý tài nguyên, môi trường; tập trung giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên các lĩnh vực.
Thứ năm, tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.