Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 12 tháng 8 năm 2020 | 13:48

Tuyên Quang: Gỡ khó cho khai thác rừng trồng

Do ảnh hưởng của dịch Covid, xuất khẩu gỗ của một số doanh nghiệp ở Tuyên Quang gặp khó, kéo theo lượng gỗ khai thác, giá bán cũng giảm theo đã ảnh hưởng lớn đến người trồng. Trước thực trên tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ.

2-copy.JPG
 Công Ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Chiêm Hóa đang gặp khó do khai thác rừng trồng chậm, giá bán thấp.

 

Khó khăn kép

Những năm gần đây Tuyên Quang là điểm sáng phát triển kinh tế từ rừng và cấp chứng chỉ rừng FSC, đặc biệt, tỷ lệ bao phủ rừng luôn đứng trong top đầu cả nước. Tuy nhiên, khi có dịch Covid đã làm nhiều diện tích rừng trồng ở tỉnh này chưa được khai thác theo kế hoạch. Cùng với đó, giá gỗ giảm khiến người trồng gặp khó.

Anh Nông Văn Quyền, ở thôn Tân Hòa, xã Phúc Thịnh, (Chiêm Hóa) tâm sự, gia đình liên kết trồng 6ha rừng, trong đó, có 3 ha đến tuổi khai thác (9 năm), cuối năm 2019, thương lái trả 250 triệu đồng/3 ha, gia đình đã đồng ý bán nhưng do dịch họ không lấy nữa. Giờ để lại thì sợ bị thất thoát.

Chị Hà Thị Đài (vợ anh Quyền), cho biết, hiện giá gỗ đang rất rẻ, trước đây gỗ dăm giá từ 870.000 - 880.000 đồng/tấn, nay còn 520.000 đồng/tấn; gỗ bóc trước đây 1.100.000 đồng/tấn, giờ còn 900.000 đồng/tấn nhưng phải là gỗ đẹp. Giá gỗ rẻ nên thương lái thu mua tính bằng giá gỗ dăm hết.

Ông Dương Minh Tuấn, Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật Công Ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Chiêm Hóa, cho biết, công ty đang quản lý trên 6.500 ha đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích rừng trồng là 3.545 ha (diện tích rừng đến tuổi khai thác là 756 ha), còn lại là các loại các rừng khác. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công ty mới khai thác được 2.187/20.000m3 (đạt 10,9 kế hoạch năm). Doanh thu đạt 1.432 triệu đồng/11.480 triệu đồng (đạt 12,5% kế hoạch năm).

Theo ông Tuấn, lý do rừng trồng khai thác chậm bởi các cơ sở chế biến không xuất khẩu được nên tạm thời không thu mua hoặc thu mua hạn chế. Giá mua cũng giảm so với 2019, giá gỗ nguyên liệu giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn, gỗ chế biến giảm 150.000 - 250.000 đồng/m3, giá bán này người trồng lỗ hoặc không có lãi.

Ông Tuấn cho biết thêm, hiện công ty gặp khó khăn do nguồn thu giảm mạnh nhưng vẫn phải đầu tư cho chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, tiền trả lãi và gốc vay ngân hàng. Để giảm bớt khó khăn công ty xin được giãn nộp thuế, bảo hiểm xã hội, giãn nợ gốc, lãi vay ngân hàng. Xem xét cho công ty được tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn để duy trì hoạt động sản xuất.

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, đến ngày 15/7/2020, Tuyên Quang đã khai thác 4.791,9 ha/9.600 ha rừng trồng, với khối lượng 405.634,2/880.000m3 đạt 46% kế hoạch. Do ảnh hưởng của dịch Covid một số đơn hàng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu bị hủy, do vậy, sản lượng gỗ khai thác chậm so với cùng kỳ. Đồng thời giá gỗ cũng giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/m3/tấn đã ảnh hưởng nhiều đến các công ty lâm nghiệp, người trồng rừng và các nhà máy chế biến.

Nhiều giải pháp gỡ khó

Về giải pháp tháo gỡ, theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa, chúng ta cần làm tốt công tác phòng chống dịch Covid từ đó mới ổn định lại tình hình, kéo theo giá bán mới tăng trở lại. Nếu người trồng rừng chưa thực sự cần tiền thì hãy chờ tình hình ổn định, giá lên cả bán.

 

1-copy.jpg
 Gia đình anh Quyền ở thôn Tân Hòa, xã Phúc Thịnh (Chiêm Hóa) có 3 ha rừng đã đến tuổi khai thác nhưng do giá gỗ thấp, lại chưa có thương lái mua nên đến nay chưa khai thác.

 

Ông Triệu Đăng Khoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho biết, dịch Covid tạo nên sức ép rất lớn đến diện tích rừng trồng, đơn hàng của các nhà máy chế biến không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng lớn đến đầu vào. Khi nguyên liệu đầu vào bị dừng sẽ ảnh hưởng đến cả 1 chuỗi. Nhiều nơi có hiện tượng rừng bán rồi nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác cầm chừng. Thời điểm này năm ngoái, tỉnh đã khai thác được 50%, nhưng hiện nay chỉ hơn 40%.

Theo ông Khoa, tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người trồng, doanh nghiệp. Trước đây, người trồng khai thác bán cho nhà máy phải tự đi làm hóa đơn thuế, bây giờ cán bộ thuế xuống tận nhà làm cho người dân; nhà máy thanh toán theo đợt, nay người dân có nhu cầu thanh toán từng xe.

Bản thân các nhà máy cũng phải chuyển hướng tìm các thị trường mới, đổi mới công nghệ, thiết kế, tạo ra những mặt hàng đa dạng hơn, phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ, ở Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang ngoài thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật thì họ phải tìm thị trường mới và thúc đẩy phát triển thị trường nội địa. Về lâu dài cần đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ.

 

Bộ NN&PTNT có chương trình sản xuất gỗ lớn phục vụ cho chế biến. Gỗ lớn mang lại giá trị gia tăng lớn hơn. Ví dụ, 1 m3 gỗ nguyên liệu ở huyện Sơn Dương bán 1,1 triệu đồng/m3, ở huyện Chiêm Hóa bán khoảng 600.000 - 700.000 đồng/m3. Nếu 1m3 khối gỗ này chuyển thanh gỗ lớn có thể bán 1,5 thậm chí lên tới 2 triệu đồng/m3.

Đối với gỗ chưa khai thác nó vẫn phát triển bình thường, vẫn tăng trưởng, tăng trưởng càng lớn giá trị càng cao. Tuy nhiên, để vậy nguy cơ xảy ra cháy, gió bão, trộm cắp làm hư hao, nếu người dân bảo quản được có khi lại có lợi. Mình không mong người trồng để lại hết nhưng rõ ràng phải chọn phương án thích ứng. Nếu bà con chưa khai thác được mình sẽ khắc phục bằng cách tạo việc làm khác, hoặc liên kết làm cùng một số việc thay vì chặt cây đó đi thì hãy từ từ, ông Khoa cho biết.

 

Ông Khoa cho biết, tất cả các giải pháp này nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo cam kết của tỉnh với Chính phủ, cố gắng không giảm tăng trưởng kinh tế. Để đạt được kết quả này ngoài chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, bảo hiểm xã hội, thuế, các khoản đóng góp khác của doanh nghiệp được phép chậm nộp theo chỉ đạo của Chính phủ. Những công nhân nghỉ việc cũng được hưởng theo gói 62.000 tỷ đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid, bằng các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh Tuyên Quang, sự chuyển hướng kịp thời của các doanh nghiệp chế biến, sự linh hoạt của người trồng, các công ty lâm nghiệp. Hi vong thời gian không lâu nữa thị trường tiêu thụ gỗ sẽ được khai thông, giá gỗ sẽ tăng lên, nhiều diện tích rừng trồng được khai thác theo đúng kế hoạch. 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top