Dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát với những diễn biến phức tạp. Dù không chủ quan trước dịch bệnh nhưng so với thời điểm tháng tháng 3 vừa qua, người dân đã bình tĩnh hơn.
Nhiều người tiếp tục duy trì trạng thái “bình thường mới” nhờ hỗ trợ từ công nghệ, ngay từ việc thường nhật nhất là đi chợ.
Không chủ quan cũng chẳng hoang mang
Quyết liệt hơn cả lần một, ngay từ khi có thông tin đầu tiên về dịch tái bùng phát, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chặt chẽ ngăn chặn dịch bệnh. Về phía người dân, nhờ những “bài học” kinh nghiệm từ đợt dịch đâu tiên nên không còn tình trạng đổ xô đi mua đồ để tích trữ, các hoạt động hàng ngày tiếp tục được duy trì.
“Rút kinh nghiệm từ đợt trước, nhiều gia đình trong đó có tôi đi khuân cả siêu thị, vét hết mì tôm đến tận bây giờ vẫn chưa ăn hết nên tôi thấy rằng chỉ nên mua sắm vừa đủ dùng, để dành cho những người khác. Việc lo sợ quá mức dẫn đến tình trạng gom hàng vừa gây khan hiếm giả, vừa đẩy giá hàng hóa lên cao thôi”, bà Trần Thanh Hoa, đang sinh sống tại ngõ 168 Cầu Giấy, Hà Nội nói.
Theo ghi nhận, người dân đã có ý thức cao trong việc chủ động phòng tránh dịch. Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, chấp hành các quy định về cách ly, giảm bớt việc tụ tập… giờ đã trở thành thói quen được chấp hành nghiêm chỉnh bởi tất cả mọi người.
Để ngăn chặn dịch bệnh quyết liệt hơn nữa, dù không bắt buộc đóng cửa nhưng Hà Nội vừa thực hiện giãn cách với tất cả nhà hàng, quán bia, cà phê. Trong tâm dịch, Đà Nẵng cũng đã thực hiện phương án chia tần suất đi chợ của người dân trên địa bàn theo ngày chẵn - ngày lẻ. Theo chia sẻ của người dân địa phương, tất cả đều ủng hộ phương án thiết thực này. “Tuy vậy, tôi cũng đang nghiên cứu cách tối ưu nhất để vừa đảm bảo giãn cách xã hội, vừa chu toàn được về thực phẩm tươi ngon hàng ngày cho gia đình” - chị Hoài An (quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ.
Cuộc sống “bình thường mới” trong tầm tay nhờ công nghệ
Dốc sức chia sẻ với người dân, các doanh nghiệp lớn đã nhanh chóng tối ưu hóa những phương thức mua sắm hiện đại để thuận tiện nhất cho người tiêu dùng. Mới đây, VinID đã “bắt tay” với chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam - VinMart triển khai tính năng “Đi chợ online” tại Đà Nẵng. Chỉ với vài thao tác đơn giản trên ứng dụng điện thoại, mọi gia đình đều có thể mua sắm từ xa hơn 1000 mặt hàng nhu yếu phẩm mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống được sử dụng các phương pháp bảo quản tốt nhất, giao hàng đạt chuẩn, đảm bảo tươi ngon trong thời gian ngắn.
“Ưu điểm của phương án đi chợ này là để thanh toán cho đơn hàng, người dùng có thể sử dụng điểm tích luỹ trong ứng dụng hoặc thanh toán bằng ví điện tử VinID Pay. Điều này vừa tiết kiệm thời gian, vừa hạn chế tối đa tiếp xúc, từ đó hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn trong thời gian dịch bệnh nhạy cảm như thế này” - anh Trần Thái, nhân viên văn phòng tại Đà Nẵng chia sẻ.
Tính đến thời điểm này, VinID đã triển khai thành công tính năng “đi chợ online” tại 3 Thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, mang lại nhiều trải nghiệm ấn tượng cho người dùng. Bên cạnh “Đi chợ online”, ứng dụng còn được tích hợp nhiều tính năng tiện ích như thanh toán hóa đơn, mua sắm, đặt đồ ăn,...giúp người dân có thể chu toàn cuộc sống gia đình mà vẫn đảm bảo hạn chế được việc ra ngoài mua đồ.
VinID trợ giá “hàng thiết yếu” cho người dân trong mùa dịch VinID vừa triển khai chương trình trợ giá nhiều mặt hàng thiết yếu gồm sữa tươi, mì tôm, nước khoáng đóng chai, phở ăn liền, khăn giấy,.. với mức giá ưu đãi tối đa hỗ trợ người dân trong mùa dịch. Ngoài ra, từ nay đến 28/8/2020, khách hàng nhập mã “THIETYEU” sẽ được giảm thêm 20% (tối đa 30,000đ) cho các đơn hàng mua tại mục “Hàng thiết yếu” và vẫn được áp dụng tỉ lệ tích điểm là 3% hoặc 5% giá trị thanh toán thực tế (không bao gồm phí vận chuyển và các chi phí khác) khi người dùng thanh toán qua ví điện tử VinID Pay. Trước mắt, chương trình sẽ được áp dụng tại khu vực các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng (Hà Nội) và sẽ mở rộng hơn trong thời gian tới tại các tỉnh thành khác ngay cả khi dịch bệnh chuyển sang những diễn biến phức tạp hơn. Thông tin chi tiết về chương trình, người dùng vui lòng xem tại đây: https://id.vin/HUd |
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.