Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021 | 15:1

Miền Trung khắc phục thiệt hại sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, nhiều tỉnh lộ ở các tỉnh ở miền Trung bị sạt lở nghiêm trọng, hoa màu bị ngập úng... Do đó, sau bão, các địa phương đã triển khai ngay nhiều biện pháp khắc phục.

Khắc phục nhiều điểm sạt lở đất làm ách tắc giao thông ở Nghệ An
 
Do ảnh hưởng của cơn bão số 8, những ngày qua trên địa bàn huyện Con Cuông có mưa lớn, dẫn đến tình trạng sạt lở núi, dẫn đến ách tắc giao thông. Theo chính quyền địa phương cho biết, vị trí sạt lở thuộc Km 110+850 đoạn đường đi qua dốc Chó trên tuyến Quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Lạng Khê, huyện Con Cuông liên tiếp xảy ra sạt lở đất đá.
 
Ngay sau khi xảy ra sự cố trên, đơn vị quản lý giao thông đã huy động máy móc, nhân lực để khắc phục kịp thời thông đường.
 
Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đoạn dốc Chó, đơn vị quản lý giao thông ngoài việc sẵn sàng huy động máy móc, nhân lực để san gạt còn phối hợp với chính quyền địa phương đặt biển cảnh báo, túc trực 24/24h không cho các phương tiện qua lại khi có tình huống nguy hiểm.
 
 
2.jpg
Sạt lở núi vùi lấp cả đường giao thông vào xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. 
 
Trên dịa bàn huyện Kỳ Sơn có hơn 10 điểm sạt lở núi và khe suối, có 2 hộ dân ở bản Khe Tang, xã Chiêu Lưu bị ảnh hưởng do sạt lở. Huyện Kỳ Sơn đã thành lập đoàn đi kiểm tra để kịp thời khắc phục hậu quả.
 
Tại QL 48D đoạn qua địa bàn xã Quỳnh Vinh (TX. Hoàng Mai), mưa lớn đã làm sạt lở núi, đá tảng lăn xuống lòng đường, đe dọa an toàn cho các phương tiện.
 
3.jpg
Tại QL 48D đoạn qua địa bàn xã Quỳnh Vinh (TX. Hoàng Mai), mưa lớn đã làm sạt lở núi, đá tảng lăn xuống lòng đường, đe dọa an toàn cho các phương tiện. Ảnh: Văn Trường.

 

Toàn tỉnh Nghệ An có khoảng trên 20 điểm sạt lở núi lớn nhỏ trên các tuyến đường. Sở Giao thông vận tải đang chỉ đạo các đơn vị quản lý giao thông, huy động nhân lực và thiết bị máy móc san sạt lở núi trên các tuyến đường, đảm bảo lưu thông bước 1. Yêu cầu các đơn vị quản lý giao thông canh trực, cảnh báo người tham gia giao thông tại các điểm sạt lở núi.
 
Nhiều điểm sạt lở ở Vũ Quang được khắc phục sau mưa lớn
152d1184030t64139l0.jpg
Điểm sạt lở nằm ngay gần chân cầu treo dân sinh Chợ Quánh dẫn tới nguy cơ cao mất an toàn cho việc đi lại của người dân.

 

 
Do ảnh hưởng của cơn bão số 8 và đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 15 - 18/10, tuyến đường trục ở thôn 3 xã Quang Thọ đã bị sạt lở nghiêm trọng, khiến khối lượng lớn đất đá và một phần lề đường bị trôi xuống sông.
 
Điểm sạt lở nằm ngay gần chân cầu treo dân sinh Chợ Quánh dẫn tới nguy cơ cao mất an toàn cho việc đi lại của người dân. Hiện nay, xã Quang Thọ đã rào chắn, đặt biển cảnh báo tới người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thì những sạt lở này cần sớm được sửa chữa, khắc phục.
 
Tại Đập Am ở thôn Đồng Minh, xã Hương Minh có dung tích 138.000 m3, phục vụ nước tưới cho 40ha diện tích nông nghiệp của xã Hương Minh. Do xây dựng đã lâu năm và ảnh hưởng tới thiên tai, cống vận hành xuống cấp, hư hỏng khiến nước bị rò rỉ ra ngoài nên công trình chỉ cung cấp nước tưới được 20 ha vụ đông xuân và khoảng 5 - 7 ha vụ hè thu.
 
Sau khi kiểm tra các vị trí sạt lở, hồ đập trên địa bàn của huyện Vũ Quang, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng thực hiện khắc phục những sự cố do mưa lũ gây ra, bảo đảm an toàn cho nhân dân trên địa bàn
 
Hỗ trợ nông dân sau mưa lũ

Đợt mưa lớn từ ngày 15 - 17/10 vừa qua đã khiến hàng trăm ha cây trồng vụ đông bị hư hỏng, mất trắng. Nông dân Hà Tĩnh đang tìm cách khắc phục thiệt hại, sớm bắt tay khôi phục sản xuất.

 

84d2094530t21554l0.jpg
Bà con nông dân huyện Hương Sơn cũng tranh thủ thời gian tạnh ráo, tập trung chăm sóc ngô.

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh có 389/1.888 ha rau các loại; 15/326 ha khoai lang; 5/655 ha ngô và 22 ha sắn bị ngập úng, hư hỏng; 350 ha cam với sản lượng 400 tấn (ở Can Lộc) bị rụng quả. Các địa phương chịu ảnh hưởng lớn nhất là: Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Can Lộc. Những địa phương còn lại do chưa triển khai kế hoạch sản xuất hoặc bị tác động nhẹ hơn của mưa lũ.

Ông Nguyễn Trí Hà - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Mặc dù đợt mưa lũ gây thiệt hại cho các diện tích sản xuất rau, ngô, tuy nhiên xét về góc độ tích cực thì đây là dịp đồng ruộng được rửa trôi, vệ sinh sạch sẽ và xử lý các loại dịch hại, tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông và vụ xuân sắp tới. Đặc biệt, các địa phương cần tận dụng thời điểm chuột đang trốn trú ở các gò, bờ để vây bắt, bẫy hiệu quả hơn.

Để khuyến khích bà con, nhiều địa phương đã ban hành các cơ chế, chính sách về hỗ trợ giống, kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất tập trung nhằm khai thác, phát triển vụ đông bền vững hơn.

Ông Nguyễn Như Hoàng - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kênh (Thạch Hà) cho biết: “Thời vụ sản xuất vụ đông chính của xã thường bắt đầu từ cuối tháng 10 để tránh thời điểm bất lợi của thời tiết. Năm nay, xã cơ cấu sản xuất 5 ha khoai lang và phát triển mạnh sản xuất các loại rau màu ở vườn hộ. Theo đó, chúng tôi hỗ trợ 100% giống các loại rau vườn hộ; hỗ trợ kinh phí xây dựng hàng rào bằng cọc bê tông và 50% giống đối với vùng sản xuất từ 2 ha trở lên”.

 

Vụ đông 2021, Hà Tĩnh dự kiến gieo trồng 11.332 ha các loại cây trồng, trong đó ngô lấy hạt: 3.726 ha; ngô sinh khối 1.568 ha; cây khoai lang 1.480 ha; rau các loại 4.558 ha. Kết quả từ vụ sản xuất không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo ra sản lượng hàng hóa phong phú, tạo giá trị cao cho người nông dân.

 

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top