Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 12 năm 2014 | 10:2

Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà: Đòn bẩy cho thị trường bất động sản

KTNT - Quốc hội vừa chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi, theo đó, ngưi nước ngoài sẽ được mua nhà ở Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, đây là quyết định tiến bộ và sẽ tác động không nhỏ đến thị trường bất động sản (BĐS) trong nước.
 
Cụ thể, Điều 159, Luật Nhà ở sửa đổi quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm ba nhóm: Thứ nhất là tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Thứ hai, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài); Thứ ba, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
 
Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức: đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương, mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở được phép phân lô trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
 
Kỳ vọng vào nguồn vốn ngoại
 
Trong một báo cáo gần đây của Công ty CBRE, việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam là một tin tốt lành. Mặc dù chưa thể trở thành nguồn vốn chính cho Việt Nam nhưng cũng sẽ thu hút một lượng lớn nguồn tiền nước ngoài vào thị trường BĐS trong nước.
 
Mở cửa cho người nước ngoài sẽ là cú hích cho thị trường BĐS
 
Trong khi đó, theo đánh giá của các chuyên gia, việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà sẽ thu hút được một nguồn vốn ngoại lớn đổ vào thị trường BĐS trong nước trong thời gian tới.
 
Nói về vấn đề này, GS-TSKH Đặng Hùng Võ từng nhận định, việc cho người nước ngoài mua nhà sẽ giúp thu hút ngoại tệ, kích thích thị trường BĐS, các ngành nghề liên quan như tài chính, vật liệu xây dựng, lao động... và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
 
Trao đổi với báo Kinh tế nông thôn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho biết, mở cửa cho người nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam có thể xem như là hình thức xuất khẩu BĐS tại chỗ. Đây chính là bước đột phá, góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. “Việc có quá ít người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam trong thời gian qua là do điều kiện để cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà tại nước ta còn khắt khe, chưa thông thoáng và cũng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, đây là lúc chúng ta phải tháo bỏ những quy định, rào cản vô lý để tạo sự đột phá cho thị trường BĐS trong nước”, ông Châu chia sẻ.
 
Chung quan điểm trên, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân nhận định, đây là một yếu tố rất thông thoáng và tạo điều kiện rất thuận lợi. Có hai vấn đề chính trong này, thứ nhất là dòng tiền, hiện tại dòng tiền của BĐS chôn vùi rất lâu, 4-5 năm nay chưa khai thông. Thứ hai là tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm BĐS và người nước ngoài cũng rất là mong đợi. Tuy nhiên, việc người nước ngoài có mua được nhà hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá phù hợp hay không, các tiêu chí có ổn hay không, những vấn đề trên hiện tại vẫn còn rất mơ hồ, không kỳ vọng được nhiều. “Luật Nhà ở sửa đổi cần quy định, cá nhân nước ngoài chỉ nên được mua chung cư cao cấp trong dự án để tránh cạnh tranh trực tiếp với người dân Việt Nam ở phân khúc bình dân và để tránh tích tụ BĐS”, ông Nhân phân tích thêm.
 
Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, kiêm Phó giám đốc Công ty Đất Lành, ông Nguyễn Văn Đực cũng hết sức hoan nghênh việc sửa đổi luật lần này. Ông Đực cho rằng, việc cho người nước ngoài mua nhà là phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Điều này trước hết sẽ giải quyết nhu cầu về nhà ở của đông đảo người nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi để họ yên tâm sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam…
 
Rõ ràng, việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia. Bởi nó không chỉ mở ra cơ hội cho người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam mà trên hết, thị trường BĐS trong nước, theo đó, cũng sẽ có thêm đòn bẩy để phát triển. Tuy nhiên, giữa việc sửa luật và việc thực hiện là khoảng cách rất xa. Do đó, vẫn cần thêm thời gian để xem kết quả cụ thể. Tuy nhiên, việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hồi sinh niềm tin của người dân vào thị trường vốn đang trên đà hồi phục này.
 
Giang Nam
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top