Nước sông Kiến Giang lên nhanh gây ngập nhiều nhà dân ở huyện Lệ Thủy, đường giao thông nông thôn, đê, kè bị sạt lở
Tại Quảng Bình, mưa lớn hai ngày qua làm mực nước các sông dâng cao. Nước sông Kiến Giang lên nhanh gây ngập nhiều nhà dân ở huyện Lệ Thủy, đường giao thông nông thôn, đê, kè bị sạt lở, hoa màu bị hư hại.
Mưa lớn, nước trên sông Kiến Giang lên nhanh đã cuốn trôi chiếc cầu phao dân sinh nối thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy với xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, việc đi lại của người dân bị ách tắc.
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết: cầu phao này bị lũ cuốn trôi xa hơn 4 km và mắc lại ở chân cầu Kiến Giang.
“Lũ cuốn trôi cầu phao và mấy lồng cá, ở Mũi Viết của huyện bị sạt lở và rau màu hư hỏng. Vì nước về nhanh quá, người ta không kéo cầu kịp nên bị trôi. Lũ không to nhưng mà lên nhanh, bất ngờ. Một số hộ 2 bên bờ sông bị ngập, nước tràn vào nhà trong vòng 30 phút”.
Nghệ An hỗ trợ xây dựng mẫu mã sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc
Những năm qua, mặc dù có nhiều chuyển biến trong công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tuy nhiên hầu hết sản xuất, chế biến ở Nghệ An còn ở quy mô manh mún, nhỏ lẻ, chế biến sâu còn ít; mẫu mã, bao bì sản xuất chưa đối mới, công tác tiếp thị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hạn chế.
Tại Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn do Sở Nông nghiệp và PTNT vừa tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần áp dụng công nghệ cao, hỗ trợ xây dựng mẫu mã sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản.
Ông Trần Hữu Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, nhấn mạnh: Thời gian tới, Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh giới thiệu quảng bá sản phẩm ra thị trường ngoại tỉnh và xuất khẩu. Tập trung xây dựng các vùng sản xuất thực phẩm an toàn gắn với áp dụng công nghệ cao, tạo nguồn hàng hóa ổn định, hỗ trợ xây dựng mẫu mã sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc; tăng cường công tác truyền thông.
Tuy nhiên, ông Tiến cho rằng, để có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, các doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất cần có sự kết nối chặt chẽ, thủy chung trên cơ sở hai bên cùng có lợi; thường xuyên trao đổi để nắm bắt được nhu cầu thị trường, từ đó có kế hoạch sản xuất và cung ứng phù hợp.
Tại hội nghị, một số nhà phân phối lớn trong và ngoài tỉnh đã ký kết hợp đồng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm với nhiều nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn.
Vườn Quốc gia Vũ Quang đón nhận danh hiệu Vườn di sản ASEAN
Tại hội nghị các Vườn Di sản ASEAN (AHP) lần 6 diễn ra tại thành phố Pakse (CHDCND Lào) mới đây, Vườn Quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh chính thức được Hội đồng AHP, Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) tuyên bố và trao danh hiệu “Vườn di sản ASEAN”.
Vườn quốc gia Vũ Quang được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn. Vườn nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định là cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả khu vực, nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen kẽ giữa Vườn Quốc gia Pù Mát ở phía Bắc và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng ở phía Nam.
Với chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của rừng tự nhiên thuộc dãy Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam – Lào, Vườn Quốc gia Vũ Quang còn góp phần duy trì cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, bảo đảm an ninh môi trường và sự phát triển bền vững về tự nhiên kinh tế của các tỉnh thuộc khu IV.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước thì đa dạng khu hệ động, thực vật tại Vườn Quốc gia Vũ Quang không hề thua kém bất cứ khu vực nào trên cùng lãnh thổ, hệ thực vật ở Vườn quốc gia Vũ Quang đã xác định được 1.829 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 813 chi với 217 họ, trong số này có tới 131 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục IUCN (2017) và Nghị định 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
Hệ động vật của Vườn quốc gia Vũ Quang còn đáng chú ý hơn, các nghiên cứu đã ghi nhận ở đây có sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.
Trong đó, có 46 loài thú, 21 loài chim, 20 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 1 loài cá xương nằm trong Danh lục IUCN (2017) và Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN, 2007) cần được ưu tiên bảo tồn.
Ngư dân Thừa Thiên - Huế: Đánh bắt xa bờ không “dính thẻ vàng”
Tại Thừa Thiên - Huế, công tác quản lý, giám sát hành trình, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được triển khai triệt để.
Ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho rằng, trước xu thế hội nhập, nguồn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết. Quá trình đánh bắt tuyệt đối không vi phạm chủ quyền quốc gia dẫn đến hậu quả khôn lường. Từ đó, yêu cầu đối với các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý, giám sát phải chặt chẽ, hiêu quả, ngăn chặn kịp thời, không để ngư dân vi phạm.
Công tác vận động, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành cho ngư dân là một trong những biện pháp hàng đầu được ngành thủy sản, chính quyền địa phương quan tâm. Qua quá trình tuyên truyền, vận động cho thấy, hầu hết ngư dân đều chấp hành tốt các quy định trong quá trình ĐBXB.
Từ cuối năm 2018, Chi cục Thủy sản tỉnh triển khai đồng bộ việc nâng cấp thiết bị hệ thống thông tin liên lạc từ xa có tích hợp định vị vệ tinh (THĐVVT) cho tàu đánh bắt xa bờ. Đến nay, toàn tỉnh đã trang bị 321 máy thông tin liên lạc tầm xa có THĐVVT cho 321 tàu trong diện buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Tỉnh cũng đã cấp kinh phí đầu tư xây dựng trạm bờ đặt tại Chi cục Thủy sản nhằm thực hiện công tác giám sát, theo dõi thông qua hệ thống thông tin liên lạc tầm xa. Trạm có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu từ tàu cá chuyển về, ngư dân có trách nhiệm tự mua sắm thiết bị (hiệu VX1700) với giá khoảng 7 triệu đồng/cái. Trước đây việc sử dụng, điều khiển thiết bị bộ đàm chủ yếu bằng tay, bây giờ việc cập nhật các vị trí hoạt động tàu thuyền bằng chế độ tự động.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đánh giá cao công tác quản lý, theo dõi tàu cá thông qua hệ thống thông tin liên lạc từ xa có THĐVVT. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Thủy sản tỉnh phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về hoạt động khai thác hải sản, Luật Thủy sản 2017, chống khai thác IUU; tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ tàu cá ra vào hoạt động trên biển…
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.