Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 7 năm 2019 | 16:58

Nông - lâm - thủy sản vẫn thua trên sân nhà

Chỉ ra thực trạng các cơ sở sản xuất nông-lâm-thủy sản còn quá nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng, ATTP không bảo đảm, sản phẩm thua trên sân nhà, đại diện sở NN-PTNT các địa phương cho rằng, cần phải tạo sự kết nối, thay đổi phương thức sản xuất và quản lý ATTP.

Bộ NN-PTNT cho biết 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,75 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai xây dựng và phát triển mô hình 1.096 chuỗi, 1.426 sản phẩm và 3.174 địa điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi nông sản ATTP. Hiện nay, hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam đang được xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên toàn thế giới.

Về vấn đề ATTP, tính đến ngày 30-6, toàn ngành nông nghiệp đã kiểm tra 34.220 cơ sở, xử phạt hành chính 1.947 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản (chiếm 5,68%) với số tiền phạt 9,63 tỉ đồng.

Chỉ ra thực trạng các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản còn quá nhỏ lẻ dẫn đến chất lượng, ATTP không bảo đảm, sản phẩm thua trên sân nhà, đại diện sở NN-PTNT các địa phương cho rằng cần phải tạo sự kết nối, thay đổi phương thức sản xuất và quản lý ATTP từ phía doanh nghiệp. "Cái này không ai làm thay cho các doanh nghiệp được mà phải tự họ thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tại" - ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, nêu quan điểm.

 

3.jpg
Ảnh minh họa. 

Riêng về việc dán nhãn trên các sản phẩm, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay Bộ NN-PTNT đã cảnh báo cách đây 3 năm nhưng các địa phương không chủ động hướng dẫn cho bà con dẫn đến những thiệt hại lớn, cụ thể như việc mực khơi khô của bà con ngư dân Quảng Nam. "Sản phẩm phải đi vào quỹ đạo chính ngạch mới bảo đảm cho sự phát triển bền vững" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Để phát triển thị trường nông lâm thủy sản trong thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các cơ quan, đơn vị thuộc bộ và các tỉnh, TP trên cả nước nâng cao hiệu quả quản lý và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Thường xuyên rà soát, loại bỏ các loại vật tư nông nghiệp kém chất lượng, không bảo đảm an toàn khỏi danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn, hỗ trợ địa phương tổ chức lại sản xuất liên kết với tiêu thụ phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, chế biến sâu, giá trị cao và giải quyết kịp thời vướng mắc phát triển thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, đồng thời đẩy mạnh công tác mở cửa, phát triển thị trường đối với các ngành hàng chủ lực như thủy sản, lâm sản, trồng trọt và chăn nuôi...

Đối với ban ATTP, phải xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực tỉnh kết hợp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thực hành nông nghiệp tốt (GAP); phát triển HTX, liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, truy xuất được nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

 

Nhức nhối nạn bơm tạp chất vào tôm

Tình trạng đưa tạp chấtvào tôm đang diễn ra khá phức tạp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu , gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia) vừa có công văn về việc tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có tạp chất.

n.jpg
Bơm tạp chất vào tôm chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ. (Ảnh: IT) 

Theo đó, thời gian qua, tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, sản xuất, chế biến, xuất khẩu, kinh doanh, vận chuyển, tàng trữ tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất diễn ra khá phức tạp trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Các lực lượng chức năng ở Trung ương và địa phương đã phát hiện, bắt giữ, xử lý nhiều vụ việc về các hoạt động vi phạm trên tại một số địa bàn trọng điểm các tỉnh, thành phố ven biển và biên giới.

Dự báo thời gian tới, các hoạt động vi phạm nêu trên vẫn còn tiếp diễn và có chiều hướng ngày càng phức tạp.

 

Xây dựng thương hiệu cho cà phê, tiêu, điều, heo và gà

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có buổi làm việc với Trung tâm Tư vấn chính sách nông nghiệp (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn) về đề án nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Trung tâm đề xuất 5 mặt hàng nông sản chủ lực của Đồng Nai cần được tạo cơ chế phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là cà phê, tiêu, điều, heo và gà. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của 5 mặt hàng, Đồng Nai cần có các giải pháp tập trung phát triển sâu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến; đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực này.

Ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, quan trọng nhất đối với đề án là có thể áp dụng vào thực tế sao cho hiệu quả đồng thời phải hướng đến mục tiêu đưa địa phương trở thành trung tâm công nghiệp – chế biến nông sản, trung tâm dịch vụ - hậu cần thương mại nông sản của khu vực và cả nước. Đề án cũng phải thu hút, liên kết với nông dân để xây dựng được các chuỗi nông sản có giá trị quốc gia và hướng tới thị trường xuất khẩu chính ngạch, chất lượng cao./.

 

 

 

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top