Khu nhà dành cho người thu nhập thấp ở xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Thông tư số 32/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.
Thông tư cũng bổ sung một số đối tượng được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở bao gồm: khách hàng cá nhân tại khu đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch và đang gặp khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà.
Riêng đối tượng này được phép vay tối đa 70% chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa lại nhà của mình nhưng không vượt quá 700 triệu đồng.
Cùng với đó, hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để bán, cho thuê, cho thuê mua cũng sẽ được hỗ trợ cho vay.
Cũng theo Thông tư này, thời gian hỗ trợ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại sẽ được nâng lên từ mức 10 năm lên 15 năm.
Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần được tham gia cho vay hỗ trợ nhà ở.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 25/11/2014.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.