Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) tính đến ngày 20/01/2017, có 175 dự án được cấp Giấy chứng nhận Đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 1,2 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 314,8 triệu USD, chiếm 19,8% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
Theo đó, cuối tháng 01/2017, Việt Nam đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Giữ vị trí thứ nhất là Singapore với tổng vốn đầu tư hơn 477 triệu USD chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư Trung Quốc giữ vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 338,3 triệu USD chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư. Dưới góc độ 16 ngành và lĩnh vực đầu tư thì lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 314,8 triệu USD chiếm 19,8% tổng vốn đầu tư.
Nhiều chuyên gia dự báo lĩnh vực kinh doanh BĐS vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài vì khả năng sinh lời cao. Nhìn lại năm 2016 nguồn vốn FDI đổ vào thị trường BĐS Việt Nam đạt mức khoảng 1,3 tỷ USD. Trong bối cảnh thị trường BĐS được đánh giá tiếp tục đà tăng trưởng trở lại thì các dự án đầu tư vào thị trường BĐS có tỷ lệ vốn FDI cao hơn, một tín hiệu tích cực trong việc thu hút nguồn vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ nhất về tổng vốn đăng ký đầu tư (FDI) tại thị trường Việt Nam
Nhìn lại giai đoạn năm 2007 - 2010 với rất nhiều dự án BĐS giá trị hàng tỷ USD nhưng tỷ lệ vốn thực hiện khá thấp chiếm khoảng 25%, thậm chí có nhiều dự án không thể triển khai đã bị thu hồi Giấy đăng ký đầu tư. Nhiều chuyên gia cũng dự đoán, năm 2017, nhà đầu tư không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp như trước đây mà sẽ chuyển hướng tham gia vào đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội đáp ứng được nhu cầu thực của người dân tại các đô thị lớn hiện nay.
Nhiều nguyên nhân khiến thị trường BĐS Việt Nam hấp dẫn vốn FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó việc cải thiện rõ nét về môi trường đầu tư của Việt Nam. Sự thông thoáng từ hệ thống cơ chế chính sách, sự vào cuộc mạnh mẽ của Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng là những lý do quan trọng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam./.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.