Ngày 22/8, Trường Đại học Luật - Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) tổ chức Tập huấn giảng viên nguồn về “Pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.
Đợt tập huấn này diễn ra từ ngày 22-25/8 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Chương trình tập huấn chú trọng đến các nội dung quan trọng: Các quy định pháp lý có liên quan đến động vật hoang dã; Nhận diện các vi phạm pháp luật liên quan đến động vật hoang dã; Kiến thức cơ bản có liên quan đến loài động vật hoang dã, bao gồm kỹ năng nhận dạng loài; Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực cho người lớn.
PGS.TS. Đoàn Đức Lương, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật cho biết: “Nhà trường rất vui mừng được hợp tác cùng Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) thực hiện dự án về giáo dục bảo vệ động vật hoang dã mà khởi đầu là đợt tập huấn cho những thầy cô, anh chị là những người “truyền lửa” về bảo vệ động vật hoang dã. Nhà trường và WCS đã làm việc rất tích cực, xây dựng mối quan hệ, hợp tác song phương, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo vệ động vật hoang dã”.
Đồng thời PGS.TS Đoàn Đức Lương cũng đã nhấn mạnh: Với tinh thần khoa học, dân chủ và ý thức trách nhiệm, hy vọng chương trình tập huấn sẽ góp phần quan trọng vào quá trình tăng cường phương pháp, kỹ năng giảng dạy và kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã; thúc đẩy và nâng cao sự tham gia của các cá nhân, đơn vị trong hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã.
Ông Phạm Thành Trung, Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) chia sẻ, thông qua lớp tập huấn này sẽ giúp mọi người nâng cao kiến thức về pháp luật bảo vệ động vật hoang dã và các kỹ năng dạy học tích cực cho người lớn và lấy người học làm trọng tâm. Mong đợi xây dựng được một nhóm giảng viên/chuyên gia nguồn để cùng giúp thúc đẩy công tác bảo vệ động vật hoang dã hiệu quả, sáng tạo và bền vững hơn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã thông qua các quy phạm pháp luật, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung, bảo vệ động vật hoang dã nói riêng. Bên cạnh đó, đã xây dựng các chiến lược, kế hoạch và chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; xây dựng, duy trì các văn bản pháp luật, trong đó tập trung vào 2 nhóm quy định chính: quy định quản lý về bảo vệ và quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.