Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2021 | 14:18

Nắng nóng diện rộng kéo dài, chủ động phòng cháy rừng ở các địa phương mức cao nhất

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn nên có nắng nóng gay gắt kéo dài đến khoảng ngày 17/5, đề phòng cháy rừng.

Coi phòng cháy, chữa cháy rừng là nhiệm vụ trọng tâm

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và Cục Kiểm lâm, nắng nóng sẽ kéo dài trong những ngày tới, cụ thể trong tháng 5 và tháng 6 tới có thể xảy ra từ 4 đến 5 đợt nắng nóng, trung bình nhiệt độ phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C, tình trạng nắng nóng, khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ rất lớn về cháy rừng.

Trước tình hình này, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã gửi công điện yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và thành phố Đà Nẵng, yêu cầu triển khai phòng cháy, chữa cháy.

 

c2.jpg
Hiện trường cháy rừng ở Nghệ An mùa hè năm 2020. Ảnh minh họa: Quang Đại

 

Theo đó, Giám đốc Sở NN&PTNT các tỉnh triển khai ngay các biện pháp cấp bách: Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân trong thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng;

Thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng chủ động rà soát các phương án phòng cháy chữa cháy rừng đã xây dựng. Đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao.

Khi có cháy rừng xảy ra, khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội và các lực lượng có liên quan) thực hiện quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; có các phương án bảo đảm về lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần để ứng phó, xử lý các tình huống trong phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng tăng cường cán bộ Kiểm lâm xuống các trọng điểm cháy rừng để tham mưu cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chi cục Kiểm lâm yêu cầu các chủ rừng chủ động các phương án phòng cháy rừng như: Yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn đăng ký thời gian đốt xử lý thực bì trồng rừng và đốt nương làm rẫy cho UBND cấp xã (trưởng thôn, kiểm lâm địa bàn) biết để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn nhằm kiểm soát quá trình sử dụng lửa trong xử lý đốt thực bì.

Trong những ngày nắng nóng, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm) nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong, gần rừng và đốt, xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy; xử lý thực bì theo phương pháp đốt trước có kiểm soát, làm giảm vật liệu cháy ở các khu rừng có nguy cơ cháy cao và có điều kiện áp dụng, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và tài nguyên rừng;

Làm mới, tu sửa đường băng cản lửa, các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng ở các diện tích rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao...

Hàng loạt địa phương vào cuộc

Theo dự báo, đợt nắng nóng này ở các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 17/5. Do nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió tây nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.

Trước thời tiết nắng nóng, khô hanh kéo dài dẫn đến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, Tổng cục Lâm nghiệp vừa có Công điện số 568/CĐ-TCLN-KL về việc phòng cháy, chữa cháy rừng, gửi ngành nông nghiệp các tỉnh: Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và TP Đà Nẵng, đề nghị ngành nông nghiệp tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCCR coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng chủ động rà soát các phương án PCCCR. Bảo đảm lực lượng ứng trực 24 giờ trong ngày; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao... 

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội có Công văn số 618/KL-QLBVR, yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác bảo vệ rừng và PCCCR mùa khô hanh. Các hạt kiểm lâm phụ trách địa bàn có rừng tham mưu với UBND các huyện, thị xã tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, phát triển rừng, PCCCR. Hướng dẫn các xã và chủ rừng thực hiện nghiêm phương án PCCCR đã được xây dựng, thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp thực tế. 

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 425.365 ha đất có rừng, trong đó hơn 105.200 ha rừng thuộc vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao. Hiện nay, thời tiết đang bước vào mùa nắng nóng nên rất dễ xảy ra cháy rừng. Các cơ quan, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai các phương án để làm tốt công tác PCCCR gắn với quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả. 

c1.jpg
Cán bộ Kiểm lâm huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng. Ảnh: CTV

 

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng rất cao. UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chỉ đạo các ban quản lý rừng thực hiện các biện pháp PCCCR trên diện tích rừng do đơn vị quản lý. Chi cục Kiểm lâm chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp PCCCR ở các địa phương, bố trí lực lượng thường trực 24 giờ trong ngày. 

Huyện Phù Cát (Bình Định) có hơn 35.548 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng tự nhiên hơn 16.000 ha, rừng sản xuất gần 13.000 ha, rừng trồng hơn 7.200 ha. Hiện nay đang là thời gian cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Hạt Kiểm lâm huyện đang đẩy mạnh công tác tuần tra, canh gác bảo vệ rừng, thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ. 

Ngay từ đầu mùa khô 2021, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) đã chủ động chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp các lực lượng chức năng, các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức kiểm tra công tác PCCCR tại các địa phương và các chủ rừng; tập trung hoạt động tuần tra, canh gác, nhất là những khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; đầu tư tu sửa, bổ sung, mở mới hệ thống đường ranh cản lửa, chòi canh; chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cần thiết sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện PCCCR...  

Huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 59.106,29 ha, trong đó, diện tích đất có rừng 38.575,83 ha. Từ đầu mùa khô 2021, Hạt Kiểm lâm huyện, các đơn vị chủ rừng cùng chính quyền các địa phương trên địa bàn đã chủ động xây dựng các phương án PCCCR, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực cùng các dụng cụ, phương tiện để kịp thời chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong quá trình kiểm tra hiện trường tại khu vực Bàu Cá Cái, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp tự ý đào đắp ao hồ, lấn chiếm rừng phòng hộ với diện tích hàng nghìn mét vuông. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Bình Sơn phối hợp các ngành chức năng của huyện, UBND xã Bình Thuận và Trung tâm kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Dung Quất kiểm tra, xác minh thông tin; làm rõ hành vi vi phạm của các đối tượng. 

Vườn quốc gia U Minh Thượng thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời

Thực hiện công tác quản lý rừng, bảo vệ và PCCCR năm 2021, Vườn quốc gia U Minh Thượng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tăng cường công tác tuần tra chống người xâm nhập rừng trái phép; chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án PCCCR kịp thời; nghiêm túc triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến công tác bảo vệ rừng và PCCCR; lực lượng PCCCR được củng cố, kiện toàn, bổ sung quy chế hoạt động của ban chỉ huy PCCCR. 

Vườn Quốc gia U Minh Thượng tổ chức 474 cuộc tuần tra truy quét với 3.189 lực lượng tham gia, phát hiện 4 vụ, 4 đối tượng vào rừng săn bắt động vật, bắt ong. Các đối tượng vi phạm được chuyển đến công an xã xử lý theo quy định của pháp luật. Triển khai gia cố 6 cống điều tiết nước, đắp 2 đập giữ nước, chống rò rỉ trong suốt mùa khô; triển khai bổ sung trên 2.400.000m2 nước từ vùng đệm vào vùng lõi khi nguồn nước chưa bị nhiễm mặn. Hiện nguồn nước ngầm trung bình tại khu vực than bùn cao (khu C) là -36cm; mực nước ngập trung bình tại khu A, B là 7,5cm. Xác định khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao với diện tích 1.115ha; duy trì lực lượng ứng trực tại 9 trạm bảo vệ rừng 24/24 giờ; triển khai bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR, hậu cần theo phương châm 4 tại chỗ để chủ động ứng cứu; dự báo cấp cháy là cấp II, cấp trung bình.

 

c3.jpg
Đoàn xem sơ đồ công tác phòng cháy, chữa cháy của Vườn quốc gia U Minh Thượng.

 

Phát biểu tại buổi kiểm tra, đồng chí Nguyễn Văn Dũng đánh giá cao tập thể cán bộ, công chức Vườn Quốc gia U Minh Thượng chủ động trong công tác xây dựng phương án, tổ chức triển khai thực hiện phương án PCCCR kịp thời và tăng cường sự phối hợp giữa Vườn quốc gia U Minh Thượng với lực lượng kiểm lâm, quân đội, công an trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR ngày càng chặt chẽ, 4 tháng qua không xảy ra cháy rừng.

Ông Dũng lưu ý Vườn quốc gia U Minh Thượng còn hạn chế công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, mua sắm trang thiết bị, thực tập phương án PCCCR còn chậm so yêu cầu

 

 

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top