Do ảnh hưởng nặng nề bởi đợt nắng nóng, các tỉnh miền Trung đứng trước nguy cơ bị thiệt hại về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Nghệ An: Nắng như đổ lửa, chanh khô quắt trên cây
Về với vùng đất Hưng Nguyên (Nghệ An) vào thời điểm nắng nóng này, nhiều người sẽ không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng những quả chanh khô “ quắt queo ” cháy đen vẫn còn nguyên trên cây đang trong mùa thu hoạch. Mà nguyên nhân chính được xem là do nắng nóng kéo dài trong thời gian qua.
Bà Nguyễn Thị Yến – Cán bộ nông nghiệp xã Hưng Yên Nam (Hưng Nguyên), cho biết: "Hiện nay, toàn xã có 200 ha chanh, tuy nhiên có đến 60% diện tích đang chết dần dưới đợt nắng nóng này. Nếu 1 tuần nữa không có mưa thì vụ chanh năm nay coi như thất bại hoàn toàn vì gần như diện tích chanh bị xóa sổ.”
Điều đáng nói là việc cứu vãn cho tình thế này là “ bất khả kháng”. Khi mà nguồn nước tại địa phương đã khô hạn. Nếu muốn có nước, người dân phải thuê máy đào, khoan, kéo dây lên đồi để tưới chanh. Vừa tốn công, tốn sức mà chi phí để hái chanh bán cũng không bù lại đủ số tiền công. Do đó, một số hộ đành bất lực nhìn chanh chết từng ngày.
Hà Tĩnh: Mưa chưa thấm đồng, ruộng hè thu lại chuẩn bị đối mặt đợt hạn hán mới
Trong 3 ngày ( 2 – 4/7 ), mưa xuất hiện hầu hết ở khắp các địa phương : Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh… giúp giảm nhiệt sau chuỗi ngày nắng nóng.
Ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, cho biết: "Tại các khu vực thuộc thị trấn Phố Châu (Hương Sơn), Linh Cảm (Đức Thọ), lượng mưa giao động từ 20 - 51mm, còn lại các địa phương khác chỉ đạt dưới 5mm. Mưa nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn nên chỉ giải nhiệt không khí, chưa thể giải nhiệt được cho cây trồng”.
Trong khi đó, ở các vùng sản xuất nông nghiệp của 2 huyện Kỳ Anh, Hương Khê, lượng mưa “nhỏ giọt”, ở mức khoảng 2,5mm, chưa có khả năng giải nhiệt, cấp nước. Thậm chí, theo một số bà con nông dân, mưa theo kiểu "tạt qua" đang khiến cho không khí nóng lên, cộng với lượng bốc hơi từ đồng ruộng đe dọa diện tích lúa vùng cao cạn dễ chết khô.
Quảng Bình : Nắng nóng kinh hoàng, nông dân vật vã ra đồng chăm lúa hè thu
Những ngày qua, tại Quảng Bình, nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao, phổ biến từ 38 – 40 độ C, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.
Để đảm bảo kịp thời vụ, nông dân ở Quảng Bình phải ra đồng dặm lúa vụ hè – thu dù tiết trời nắng nóng gay gắt.
Bà Trần Thị Lý (trú tại huyện Quảng Trạch) bày tỏ: "Thời vụ đến, thời tiết nắng nóng kinh khủng nhưng bà con nông dân vẫn phải cố gắng ra đồng làm việc. Nắng nóng thế này, nếu trời không mưa thì cây lúa cũng chết khô”.
Còn ông Hồ Văn Sỹ ( trú tại huyên Bố Trạch) nói: “Vừa nắng, không khí lại oi bức nhưng cũng phải cùng vợ ra đồng để dặm cho xong 3 sào lúa. Nếu chờ cho hết đợt nắng thì chậm thời vụ mất”.
Quảng Trị : Hơn 1.400ha lúa bị ảnh hưởng bởi nắng nóng
Tại Quảng Trị, đợt nắng nóng cục bộ kéo dài đã gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước, dẫn đến 1.484 ha trồng lúa bị ảnh hưởng.
Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây lúa giai đoạn làm đồng, đẻ nhánh và vào cuối vụ, hạn chế thấp nhất diện tích bị khô cháy, mất trắng, Sở Nông Nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, xây dựng và triển khai thực hiện ngay các giải pháp chống hạn từ nay đến cuối vụ sản xuất năm 2020.
Theo đó, các trạm bơm cuối nguồn sẽ tăng cường hoạt động luân phiên bơm tưới, nạo vét bể hút các trạm bơm, đắp chặn các trục tiêu để giữ nước bơm tưới. Tập trung điều tiết tối đa nước hồ Ái Tử, Trung Chỉ để tưới hỗ trợ cho trạm bơm Vĩnh Phước.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.