Nghệ An, ngàn hộ dân “khát” bên công trình nhà máy nước 26 tỷ đồng
Được đầu tư gần 26 tỷ đồng và chưa được đưa vào sử dụng, công trình nhà máy nước xã Hưng Thông (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn vẫn phải dùng nguồn nước sinh hoạt lấy từ đồng ruộng.
Chưa sử dụng... đã hỏng
Theo tài liệu mà Báo Kinh tế nông thôn có được, công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông được khởi công xây dựng vào năm 2015. Hiện, công trình cơ bản hoàn thành các hạng mục xây dựng như hệ thống nhà làm việc, mạng lưới đường ống, tường bao, khu xử lý, 2 hồ chứa nước...
Theo tìm hiểu, Công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông thuộc Dự án đầu tư xây dựng Quần thể lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong do UBND huyện Hưng Nguyên làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí dự toán công trình là 25,8 tỷ đồng, Trong đó, chi phí xây dựng là 18,99 tỷ đồng. Dự án do Công ty cổ phần Đại Việt (đóng ở TP Vinh, Nghệ An) thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng tổng hợp Nghệ An.
Công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông được thiết kế có công suất 1.000m3/ngày,đêm bao gồm các hạng mục: Công trình đầu mối, khu xử lý, mạng lưới đường ống cấp nước và hệ thống điện. Dự kiến khi đi vào hoạt động, công trình hệ thống cấp nước xã Hưng Thông sẽ cung cấp nước sạch cho 1.200 hộ dân trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, những ngày giữa tháng 10/2018 Báo Kinh tế Nông thôn đã có mặt tại đây, dù chưa đưa vào sử dụng nhưng nhiều hạng mục của công trình cấp nước hàng chục tỷ đồng này đã có dấu hiệu xuống cấp.
Nghiêm trọng nhất là bờ kè của hai hồ chứa nước, nhiều nơi xuất hiện những vết nứt kéo dài. Chưa dừng lại ở đó, qua ghi nhận của phóng viên tại đây nhiều đoạn mái ta luy được gia cố bằng đá hộc vôi vữa đã bắt đầu bong rộp, sụt lún.
Chưa dừng lại ở đó, tường của nhà làm việc và tường bao xung quanh cũng xuất hiện những vết nứt kéo dài. Do không được trông coi nên một số người dân đã dùng công trình làm nơi nuôi, nhốt bò.
Người dân phải dùng nước từ đồng ruộng
Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn xã Hưng Thông đang hàng ngày phải dùng nước giếng lấy từ đồng ruộng vào không đảm bảo chất lượng để sinh hoạt.
Dẫn phóng viên đi ghi nhận thực tế tại đây, ông Phan Văn Thế (SN 1949) ở xóm 1, thôn Hồng Hà, xã Hưng Thông buồn bã nói: “Bà con trong vùng lâu nay toàn dùng nước giếng thông với đồng ruộng để tắm giặt nên khi thấy chính quyền khởi công xây dựng công trình nhà máy nước tại đây dân làng rất phấn khởi. Vậy mà công trình chưa làm xong thì nhiều nơi tường đã xuống cấp, hư hỏng trong khi dân vẫn chưa có nước sạch để dùng”.
Nhiều hộ dân ở xóm 1, xã Hưng Thông sống cạnh nhà máy nước hàng chục tỷ đồng phải sử dùng nước ao hồ lắng từ ruộng đồng vào để sử dụng. Ảnh Duy Ngợi.
Trước thực trạng trên, ông Hoàng Xuân Soa, Phó chủ tịch UBND xã Hưng Thông cho biết, công trình do huyện làm chủ đầu tư, nhưng việc chậm tiến độ và đưa vào sử dụng khiến hàng ngàn người dân đang hàng ngày mong mỏi. Hiện chính quyền địa phương cũng đã có văn bản kiến nghị lên huyện và cơ quan chức năng sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng nha máy nước sạch để phục vụ người dân”.
Trong khi đó, ông Hồ Sỹ Hiếu, Trưởng ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho hay: “Công trình nhà máy nước sạch Hưng Thông đến nay vẫn chưa bàn giao. Nếu xuất hiện tình trạng có dấu hiệu xuống cấp, chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu sửa kiểm tra, khắc phục”.
“Công trình chậm tiến độ do việc giải ngân vốn. Ban quản lý dự án cũng đang tham mưu cho huyện để tìm phương án cũng như tìm nguồn để nhanh chóng lắp đặt đường ống đấu nói vào nhà dân để phục vụ nước sinh hoạt cho bà con nhân dân địa phương”, đại diện chủ đầu tư cho biết thêm.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.