Là doanh nghiệp tiên phong về Thanh Hóa đầu tư Nhà máy nước sạch Bình Minh lên đến cả nghìn tỷ đồng, đến khi chuẩn bị cho thành quả, chủ đầu tư lại nhận… quả đắng.
Đó là trường hợp của Công ty Xây dựng và Vật liệu xây dựng Bình Minh (Công ty Bình Minh), trụ sở tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Quả đắng
Công ty Bình Minh là một trong những doanh nghiệp từ Bà Rịa - Vũng Tàu tiên phong về Thanh Hóa và KKT Nghi Sơn đầu tư nhiều dự án lớn, trong đó có Nhà máy nước Bình Minh (công suất 90.000 m3/ngày đêm) theo tiếng gọi trải thảm đỏ của địa phương này.
Năm 2007, Công ty Bình Minh được cấp phép đầu tư và xây dựng Nhà máy nước Nghi Sơn theo đúng quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy hoạch của Chính phủ ban hành năm 2007, tại hồ Đồng Chùa, KKT Nghi Sơn (khu vực phía Đông Nam, tính từ hướng QL 1A ra biển), được quy hoạch một nhà máy nước sạch, công suất 90.000m3/ngày đêm. Thời điểm đó, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không có nhà đầu tư nào có đủ điều kiện về vốn và kỹ thuật để đáp ứng đầu tư nhà máy nước sạch đúng quy chuẩn. Công ty Bình Minh là nhà đầu tư được “chọn mặt, gửi vàng” đầu tư dự án này, với mục tiêu xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn, phục vụ cho dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn khởi công năm 2008.
Một cán bộ tỉnh Thanh Hóa (đã nghỉ hưu) cho biết, để có được nhà máy nước (công suất 30.000m3/ngày đêm, giai đoạn I) tại KKT Nghi Sơn là cả quá trình “nếm mật, nằm gai” mà không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực tài chính, thiết bị, kiên định và bản lĩnh để hoàn thành. Vì điều kiện cơ sở hạ tầng KKT gần như chưa có gì, điện - nước thiếu thốn; dân tình thì cản trở, xã hội đen đe dọa, dựng chướng ngại vật không cho phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu đi qua. Công ty Bình Minh phải sử dụng xe cải tiến để kéo nguyên vật liệu, công nhân phải vác từng bao xi măng mới có thể vào được công trường xây dựng nhà máy.
Gian nan, thử thách là vậy, thế nhưng khi nhà máy nước hoàn thành lại không tìm được đầu ra, vì Dự án Lọc hóa dầu chậm tiến độ 6 năm. Năm 2013, sau khi ký kết và bán được những mét khối nước nước đầu tiên để mong thu hồi vốn, có tiền trả nợ cho ngân hàng, Nhà máy nước Bình Minh phải đối mặt với cảnh thị trường và thị phần bị thế lực “cực mạnh” khác cướp mất.
Từ tháng 6/2016, Nhà máy nước hồ Quế Sơn được Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa chính thức chấp thuận chủ trương cho liên doanh Anh Phát - Sông Chu đầu tư, xây dựng một cách trái pháp luật, trái quy hoạch (cách Nhà máy nước Bình Minh 4km); “bật đèn xanh” cho ào ạt xây dựng và hoàn thành thủ tục pháp lý.
Đơn phương vi phạm hợp đồng
Mặc dù theo thỏa thuận của Hợp đồng cung cấp nước sạch giữa Công ty Bình Minh và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) vẫn còn hiệu lực pháp lý, nhưng ngày 19/5/2017, trước thời điểm hơn 3 tháng khi Nhà máy nước hồ Quế Sơn xây dựng xong và đưa vào vận hành, ông Turki Alajmi, quyền Tổng Giám đốc NSRP đã ký kết Hợp đồng cung cấp nước khác với Tổng công ty ĐTXD và TM Anh Phát – chủ đầu tư Nhà máy nước hồ Quế Sơn.
Và như một “cái chết được dự báo trước”, từ ngày 22/8/2017 đến nay, NSRP đã đơn phương cắt nguồn nước từ Bình Minh mà không có bất cứ lời giải thích hay thông báo nào, qua đó chuyển sang sử dụng nguồn nước của Nhà máy hồ Quế Sơn xây dựng trái phép.
Việc làm này của NSRP đẩy Nhà máy nước Bình Minh lâm vào nguy cơ phá sản, vì đầu ra không có, sản xuất bị ngừng trệ, hàng trăm người lao động thất nghiệp, tổn thất mỗi tháng hơn 10 tỷ đồng.
Do không có nguồn để trả lãi vốn vay, dẫn đến ngân hàng ráo riết siết nợ. Nhà máy nước Bình Minh từ chỗ được tỉnh Thanh Hóa dùng làm hình ảnh, tư liệu rất trang trọng để phục vụ cho quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tư vào xứ Thanh khắp các châu lục; được NSRP đưa vào hợp đồng như là điều kiện thế chấp, để được các ngân hàng cho vay vốn xây dựng Nhà máy Lọc hóa dầu, nay chính thức lâm vào phá sản.
Hành động đơn phương cắt nước của NSRP bị chính Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa lên án là sai và đưa ra đề nghị NSRP mua nước sạch của cả Bình Minh và liên doanh Anh Phát - Sông Chu theo tỷ lệ 50:50. Tuy nhiên, lời đề nghị này bị từ chối.
Một lãnh đạo thuộc Ban quản lý KKT Nghi Sơn cho biết, nếu NSRP không chấp thuận phương án lấy nước của Bình Minh theo tỷ lệ 50:50, Ban quản lí sẽ tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Chính phủ sẽ không chịu trách nhiệm về đảm bảo cung cấp nước cho dự án Lọc hóa dầu, nếu chẳng may Nhà máy nước hồ Quế Sơn gặp sự cố, rủi ro.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp, Công ty Bình Minh cần khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Singapore, theo như điều khoản đã ký kết trong Hợp đồng cung cấp nước đã kí với Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn năm 2013.
Đồng thời, để làm sáng tỏ những nội dung kêu cứu của Công ty Bình Minh, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ có hay không “lợi ích nhóm” khi xây dựng Nhà máy nước hồ Quế Sơn - một công trình lớn, có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng mà có thể thoải mái “nhảy dù” vào KKT Nghi Sơn, coi thường và phá vỡ Quy hoạch về nước tại KKT Nghi Sơn (khu vực phía Đông Nam) được Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2007.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.