Nghệ An: Thiếu điểm tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả châu Phi
Thiệt hại do dịch tả lợn châu phi (DTLCP) rất lớn đối với người chăn nuôi tại Nghệ An. Tuy nhiên, do thời gian dịch bệnh kéo dài nên nhiều địa phương thiếu đất để tiêu hủy số lợn chết do mắc bệnh này.
Tại phường Hưng Dũng, một trong những địa phương nội thành Vinh đến thời điểm này đã tiêu hủy 90 con lợn nhiễm bệnh DTLCP với tổng trọng lượng trên 3,5 tấn. Tuy nhiên, việc tìm được nơi chôn lợn vừa đảm bảo xa khu dân cư, vừa đảm bảo mặt bằng cao, không gần khu vực mương nước là việc rất khó khăn.
Ông Nguyễn Phúc Trang, Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng, cho biết: Đối với những gia trại có lợn dịch, chúng tôi tiến hành tiêu hủy tại chỗ để vừa tránh dịch bệnh lây lan, vừa tiết kiệm được quỹ đất. Đối với số lợn chết nhỏ lẻ tại các hộ dân, chúng tôi phải di chuyển ra nghĩa trang của phường để tiêu hủy. Nếu thời gian tới dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số lượng lợn chết tăng lên thì việc xác định địa điểm tiêu hủy lợn sẽ gặp khó, nhất là trong điều kiện quỹ đất eo hẹp của thành phố.
Còn theo ông Hồ Viết Thanh, Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Bình, đặc thù là phường trung tâm của thành phố nên việc chôn lấp lợn trên địa bàn phường là điều không thể vì không thể tìm được quỹ đất và nếu có chôn lấp cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường dân cư. Chúng tôi phải nhờ xã Nghi Liên (địa phương đang có dịch) để chôn nhờ lấp lợn tại khu đất xã Nghi Liên tổ chức tiêu hủy lợn.
Hiện DTLCP đã bao trùm TP.Vinh, với 16/25 phường xã có dịch. Việc lợn chết do nhiễm dịch ngày càng nhiều đã làm các địa phương lúng túng trong việc chọn địa điểm chôn lợn, nhất là tại các phường xã nội thành, trung tâm. Còn với các xã ngoại thành, quỹ đất cũng sẽ dần eo hẹp nếu thời gian tới dịch tiếp tục lây lan mạnh.
Không chỉ có địa bàn thành phố Vinh, mà ngay cả các địa bàn nông thôn cũng rất khó tìm vị trí để chôn cất lợn chết do nhiễm bệnh. Xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) là địa phương không những "nóng" về số lượng lợn nhiễm dịch nhiều nhất huyện mà còn rất "bế" về vị trí tiêu hủy lợn.
Ông Thái Văn An, Chủ tịch UBND xã, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã giao cho người dân quản lý, sử dụng, không còn quỹ đất để chôn lấp lợn. Bởi vậy, 330 con lợn của người dân trên địa bàn xã đã nhiễm dịch trong thời gian qua. Xã phải tiêu hủy tại các khu vực nghĩa địa của các xóm. Có những xóm, do khu vực nghĩa địa hẹp, phải mang lợn tiêu hủy trong các khu rừng tràm.
DTLCP sẽ còn diễn biến phức tạp, do vậy, nhiều xã sẽ lâm vào cảnh không còn đất để tiêu hủy lợn. Do vậy, theo ông Ngô Đức Quỳnh, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, cho rằng, UBND cấp huyện cần có giải pháp trong vấn đề đất đai để những địa phương không còn quỹ đất có vị trí tiêu hủy lợn phù hợp.
Xác lợn chết bừa bãi, ngang nhiên bán thịt lợn trong vùng dịch
Vận chuyển lợn ra vào vùng dịch, vứt xác lợn chết bừa bãi, bán thịt lợn tràn lan tại các điểm dịch... là những việc làm thiếu ý thức của người dân, khiến DTLCP lây lan nhanh chóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Ngày 22/10, tại cầu Hiếu I, thị xã Thái Hòa, người dân đã phát hiện có 1 bì tải bị vứt trên cầu. Nghi ngờ là rác thải, người dân đã mở ra xem thì phát hiện bên trong chứa 1 xác lợn chết khoảng 30 kg. Người dân đã lập tức báo cho chính quyền địa phương.
Sau khi nhận tin báo, cán bộ thú y thị xã Thái Hòa và chính quyền 2 đơn vị phường Hòa Hiếu và Quang Tiến đã có mặt kịp thời tại hiện trường để tiến hành phun hóa chất khử trùng và tiến hành tiêu hủy con lợn.
Trước đó, trên địa bàn các huyện Hưng Nguyên, Yên Thành cũng xuất hiện tình trạng người dân vứt xác lợn chết ở các con sông. Cụ thể, vào ngày 8/10, người dân xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) đã phát hiện một số xác lợn chết nổi lềnh bềnh trôi trên sông Đào. Tại huyện Yên Thành, ngày 5/10 cũng có tình trạng lợn chết trôi sông tại khu vực cầu Cây Phượng, xã Lăng Thành khiến người dân vô cùng lo lắng.
Mặc dù chính quyền các địa phương đã thu gom xác lợn chết tại các con sông để bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm và ngăn ngừa sự lây lan dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, việc vứt xác lợn bừa bãi đã phản ánh ý thức kém của một bộ phận người dân, khiến dịch lây lan nhanh chóng.
Không những vứt lợn chết bừa bãi, một số đối tượng con nganh nhiên vận chuyển lợn bệnh đến vùng có bệnh. Chiều tối 22/10, tại chốt trực dịch tả lợn châu Phi ở thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, lực lượng chức năng trong quá trình làm việc phát hiện 2 xe chở lợn từ miền xuôi lên miền núi để tiêu thụ.
Điều đáng nói, tại thị trấn Con Cuông hiện đã có dịch tả lợn châu Phi, việc vận chuyển lợn ra vào vùng có dịch là điều cấm kỵ. Bên cạnh đó, tại thời điểm phát hiện, bắt giữa 2 xe nói trên thì lợn trên xe đều trong tình trạng sức khỏe yếu, có con sắp chết.
Hiện nay, DTLCP đã lan ra khắp tỉnh, tuy nhiên, việc buôn bán thịt lợn tràn lan, không có nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa được kiểm tra, xử lý triệt để. Trong điều kiện giá thịt lợn đang lên cao, nhiều người dân vì cái lợi trước mắt đã lén lút bán trộm thịt lợn dù địa phương đang xảy ra dịch.
Tại xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, mặc dù đang có dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên người dân tại xóm 4, xóm 5 vẫn ngang nhiên bán thịt lợn. Khi được hỏi lý do vì sao lại bán thịt lợn trong lúc địa phương đang có dịch, người bán lợn bình thản đáp: "Tôi thấy người ta bán thì tôi cũng bán thôi...".
Tại TP Vinh, tình trạng bán thịt lợn tại vỉa hè, lòng, lề đường vẫn có thể dễ dàng bắt gặp tại các tuyến phố dù hiện nay đây vẫn là một trong những điểm nóng nhất về dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh với tốc độ lây lan nhanh, phức tạp.
Các tuyến đường như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trung Ngạn, Hàm Nghi, Nguyễn Du... tình trạng bán thịt lợn trên vỉa hè, lòng, lề đường vẫn xảy ra nhưng không bị xử lý triệt để. Tuy nhiên, trước khi chờ lực lượng chức năng vào cuộc thì người dân, tiểu thương cần phải tự ý thức không buôn bán lợn không rõ nguồn gốc trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp.
Tùng Ảnh đón nhận bằng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Qua 10 năm triển khai xây dựng NTM, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo đạt kết quả khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật. Đây cũng là xã điển hình được các địa phương trong và ngoài tỉnh tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Đặc biệt, trong xây dựng NTM, Tùng Ảnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, đồng thời bảo tồn tốt các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn được nét đẹp làng quê; quan tâm chăm lo lợi ích thiết thực của người dân.
Đến nay, 100% đường xã, trục thôn có hệ thống điện chiếu sáng; 12/12 nhà văn hóa và khu thể thao thôn được xây dựng, nâng cấp khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân.
Việc phát triển sản xuất được chú trọng; xây dựng và nhân rộng 32 mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 43,3 triệu đồng/người/năm (tăng 25,3 triệu đồng/người/năm so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo còn 1,06% (giảm 2,14% so với năm 2010).
Lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%, hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 90%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh về mọi mặt.
Quảng Bình: Minh Hóa có hơn 100 hộ dân tộc thiểu số có mô hình làm kinh tế giỏi
Cùng với các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Minh Hóa đã thay đổi tập quán sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế, mang lại thu nhập ổn định và vươn lên thoát nghèo.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Minh Hóa có trên 2.700 hộ đồng bào là dân tộc thiểu số chiếm 20,33% số hộ toàn huyện. Những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc đã biết cải tạo vườn đồi, trồng rừng kinh tế kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo thành các mô hình kinh tế gia trại tổng hợp.
Nhờ đó, chăn nuôi có bước phát triển, đàn gia súc hơn 4.466 con, tăng 11% so với năm 2014; đàn lợn hơn 3.000 con, tăng 5% so với năm 2014; đàn gia cầm trên 18.000 con, tăng 8,5% so với năm 2014.
Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn khá giỏi ngày càng tăng. Theo rà soát của Phòng Dân tộc huyện, hiện toàn huyện có hơn 105 hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn khá, giỏi, trong đó có trên 100 hộ có thu nhập từ 40-50 triệu đồng/năm, 70 hộ có thu nhập từ 70-150 triệu đồng/năm.
Tiêu biểu là các ông Trần Văn Tư, Trần Xuân Liệu, Cao Xuân Nhường, Đinh Xuân Bàng, Cao Xuân Long, Cao Thanh Huy (xã Thượng Hóa); Cao Thị Hướng, Cao Thị Thắng (xã Hóa Sơn); Hồ Thanh Can, Hồ Xơi, Hồ Phoong, Hồ Xê, Hồ Mạnh Líp, Cao Thị Dung, Cao Thị Sỹ (xã Dân Hóa); Hồ Chon, Hồ Đăm, Hồ Nu, Hồ Thân, Hồ Phoong, Hồ Két, Hồ Kinh, Hồ Khiên, Hồ Thị Thanh (xã Trọng Hóa)…
Quảng Trị: Nông dân Cam Lộ thi đua phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới
Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của huyện Cam Lộ là đã vận động nông dân bố trí, cơ cấu lại các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương; tiếp tục chuyển đổi các diện tích đất kém hiệu quả đưa các giống cây, con mới phù hợp, có năng suất cao vào sản xuất, cho thu nhập cao, không để đất bỏ hoang.
Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình chăn nuôi lợn liên kết, ứng dụng công nghệ mới ở xã Cam Thanh; nuôi lợn rừng kết hợp thủy cầm ở xã Cam Thành; nuôi thỏ, lợn, chim bồ câu Pháp ở xã Cam Thủy; các mô hình kết hợp cá-lúa của nông dân Cam Thanh; trồng cỏ nuôi bò, nuôi cá nước ngọt ở thị trấn Cam Lộ; trồng sắn dây ở Cam Chính; cải tại vườn tạp sang trồng các loại cây ăn quả ở Cam Hiếu; trồng tiêu ở các xã Cam Nghĩa, Cam Chính; nuôi bò lai sinh sản ở các xã Cam Thủy, Cam Tuyền, Cam An; nuôi dê nhốt, nuôi ong ở xã Cam Chính, Cam Nghĩa, thị trấn Cam Lộ...
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân tham gia tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, huyện Cam Lộ đang trên đường về đích xây dựng huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị, đưa Cam Lộ trở thành “miền quê đáng sống”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).