Để giải quyết nợ xấu, Quốc hội khoá XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại kỳ họp thứ 3. Theo đó, sẽ tạo sự phát triển của nền kinh tế và hoạt động tín dụng trở lại bình thường.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2016, nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng đã trên 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được, đã trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ. Tính gộp tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được và nợ có nguy cơ cao trở thành nợ xấu trên cơ sở tính toán thận trọng của Ngân hàng Nhà nước thì chiếm tỷ lệ khoảng 10,08% trên tổng dư nợ cho vay. Trong điều kiện áp dụng đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu thì hàng năm nợ xấu vẫn phát sinh thêm 1,3 - 1,5% trên tổng dư nợ do các nguyên nhân khách quan, chủ quan. Cùng với đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16% trong 05 năm tới (riêng năm 2016 đã tăng trưởng tín dụng 18,71%; năm 2017 dự kiến mức tăng trưởng tín dụng cao hơn). Dự kiến trong 05 năm tới sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, tổng nợ xấu sẽ lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng cần phải được xử lý hiệu quả, mà không gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 15/8/2017
Trước khi được Quốc hội khoá XIV thông qua Nghị quyết trên, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã kiến nghị bổ sung một số điều, khoản trong dự thảo của Nghị quyết. Cụ thể, HoREA đã kiến nghị bổ sung về đối tượng áp dụng, như đề nghị bổ sung khoản 3 là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, người đi vay, người bảo lãnh vay, người mua nhà trong các dự án bất động sản là tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng rộng rãi cơ chế chuyển nhượng dự án BĐS như nội dung trên đây sẽ giúp khai thông thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án (M&A), khai thông nguồn vốn, tái khởi động các dự án đang bị ngừng triển khai, cũng là một giải pháp góp phần tích cực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, mà chủ thể thực hiện lại chính là các doanh nghiệp BĐS, sử dụng nguồn vốn tư nhân, hoàn toàn không liên quan đến ngân sách nhà nước.
Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng quy định trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu hằng năm, báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp đầu vào năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017 tới đây./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.