KTNT - “Chính phủ sẽ ưu tiên hỗ trợ, tạo điều kiện về đất đai, vốn… cho bất cứ hộ nông dân, địa phương, doanh nghiệp nào làm nông nghiệp công nghệ cao để xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp cho Việt Nam trong tương lai” – khẳng định trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không chỉ như cơn mưa rào tưới mát cho vùng đất khô hạn mang tên “nông nghiệp công nghệ cao” mà còn kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Trung Quốc là thị trường quan trọng của mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này chủ yếu vẫn còn dưới dạng thô, có hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Nhóm các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng lớn vẫn còn hạn chế. Đó là chưa kể, khi làm ăn với thương nhân Trung Quốc phải dè chừng những “mánh khóe” của họ để không bị “tiền mất tật mang”. Làn sóng thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua gỗ cao su Việt Nam là một ví dụ.
Chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội luôn là “cuộc chiến” nóng bỏng. Trong hơn 11 tháng qua, đã có gần 47.000 vụ vi phạm bị phát hiện, xử lý 21.561 vụ, trong đó có 183 vụ khởi tố hình sự. Đặc biệt, thời điểm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới, hoạt động buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại có chiều hướng gia tăng. Đâu là giải pháp ngăn chặn?
Trong năm nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức của thị trường, biến đổi khí hậu, nhưng sản phẩm cá tra - lợi thế của Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng khi đạt sản lượng trên 1 triệu tấn, tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 ước đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng trên 6,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tại “Hội nghị tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra 2016 và giải pháp để phát triển bền vững”, những hạn chế, bất cập của ngành sản xuất và tiêu thụ cá tra đã được chỉ ra, cho thấy: cá tra sẽ vẫn là vật nuôi đầy may rủi, bấp bênh.
Với quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) là đối tượng phục vụ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo toàn hệ thống chính trị triển khai quyết liệt nhiều chính sách, giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho DN. Thực hiện chủ trương này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai nhiều nhóm giải pháp để thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều DN, tập đoàn lớn đã tìm đến nông nghiệp, nhưng để mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân gắn bó chặt chẽ, cùng thắng thì còn nhiều việc phải làm.