Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và PTNT về kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, các địa phương phải tập trung sản xuất những mặt hàng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời thu hút mạnh mẽ sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị.
Tại nhiều quận, huyện của TP Cần Thơ, nông dân đang vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2016 với thuận lợi. Mưa ít và nước lũ cũng chưa về nhiều nên nông dân chủ động thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp. Mặt khác, hoạt động thu mua lúa gạo các tiểu thương và doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho nhà nông tiêu thụ lúa ngay sau thu hoạch.
Sau 3 năm (2013 - 2015) thực hiện Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tạo ra sự đột phá để thay đổi quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đã đến lúc ngành nông nghiệp, các địa phương phải có giải pháp đồng bộ để tạo ra những chuỗi sản xuất hiệu quả, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của nông dân chứ không phải chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi cơ cấu cây - con như hiện nay.
Mục đích của chính sách bảo hộ ngành mía đường mà chúng ta thực hiện bấy lâu nay là nhằm bảo vệ nông dân trồng mía, có lợi cho người sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Thế nhưng, có lẽ “miếng bánh” lợi ích đã không được chia đều khi hai đối tượng cần được “bảo hộ” là người trồng và người tiêu dùng lại nhận nhiều thiệt thòi nhất.
Bắc Giang hiện có 30.000ha vải thiều, tổng sản lượng năm 2016 đạt 142.315 tấn. Giá trị sản xuất từ vải thiều đạt gần 3.000 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ phụ trợ trên 2.000 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu từ vải thiều và các hoạt động phụ trợ đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Xoay quanh chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ vải thiều của Bắc Giang, đại diện các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất.
Trả lời báo chí về vấn đề rác thải bốc mùi nhiều nhất tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7 (TP. HCM) trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (31/8), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, cho biết, do nhiều hạng mục liên quan tới xử lý nước thải chưa hoàn thành.
Mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra trên diện rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long, nắng nóng kéo dài làm chậm tiến độ thả nuôi thủy sản của người dân, sản lượng nuôi thủy sản chỉ tăng nhẹ nhưng giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 vẫn tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015, đạt 3,07 tỷ USD. Trong đó, riêng con tôm mang về hơn 1 tỉ USD, tăng 6%. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám kỳ vọng, tôm nước lợ sẽ bù vào phần tăng trưởng âm của ngành 6 tháng đầu năm.