Forbes nhận định, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển công nghệ xanh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch.
Được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá là câu chuyện phát triển thành công, Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các nước co mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới, với nhu cầu gia tăng về chất lượng hàng tiêu dùng, trong đó có thực phẩm.
Cơ hội từ nhu cầu gia tăng
Theo báo cáo 2016 của hãng nghiên cứu thị trường Cimigo (Hong Kong), số gia đình Việt có mức thu nhập cao đang gia tăng, với mức chi tiêu trên 500 USD mỗi tháng (tương đương trên 10 triệu đồng). Số hộ dân có mức thu nhập trên 500 USD/tháng tăng lên trên 4 triệu, so với con số khiêm tốn 1,8 triệu cách đây 1 thập kỷ.
Để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, số lượng siêu thị tại Việt Nam cũng tăng "chóng mặt". Năm 2005, cả nước chỉ có 47 siêu thị, nhưng hiện nay con số này đã tăng gấp vài chục lần, lên tới 975 siêu thị quy mô lớn.
Khi đời sống khấm khá lên, người dân Việt Nam bắt đầu chú trọng tới thực phẩm sạch, an toàn. Điều này tạo cơ hội đáng kể cho ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Tiến sĩ Đào Thế Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp tại Hà Nội đánh giá, sự dịch chuyển trong nhu cầu mua thực phẩm an toàn của người dân tạo cơ hội lớn cho việc tăng cường chuỗi giá trị.
"Ngày xưa chuỗi giá trị còn rất ngắn, nhưng giờ đã kéo dài ra nhiều nhờ nhu cầu gia tăng mạnh của người tiêu dúng. Ở chợ thông thường, có thể bạn mua được thực phẩm giá rẻ, nhưng người dân ngày nay sẵn sàng chi cao hơn 1 chút để mua được thực phẩm an toàn trong các siêu thị hay cửa hàng uy tín với nhãn mác và nguồn gốc sản phẩm rõ ràng," TS. Đào Thế Anh cho hay.
Khi "ông lớn" mạnh tay đầu tư
Kể từ năm 2005, an toàn thực phẩm đã trở thành vấn đề "nóng" và thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trong nước, trong đó có VinGroup - vốn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản. Tập đoàn này đã "rót" 44 triệu USD vào sản xuất rau sạch để cung cấp ra thị trường nội địa với hệ thống phân phối bán lẻ VinMarts theo mô hình siêu thị mini.
Các trang trại ở Việt Nam đang dần chuyển đổi sang mô hình canh tác hữu cơ. Chuỗi giá trị tại các thị trường địa phương bắt đầu được nối dài, tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô canh tác. Tuy nhiên, việc sản xuất phân bón hữu cơ không đơn giản bởi quá trình này cần phải có khoảng thời gian từ 2-3 tháng. Đây là thách thức lớn đối với người nông dân nếu họ muốn canh tác liên tục và tăng năng suất. Điều này đồng thời cũng tạo cơ hội lớn cho công nghệ xanh "len lỏi" vào ruộng đồng.
TS. Đào Thế Anh chia sẻ: "Chúng tôi làm việc với các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc để nhập khẩu công nghệ vi sinh, giúp sản xuất phân bón hữu cơ chỉ trong 1 ngày thay vì khoảng thời gian từ 2-3 như cách làm truyền thống. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với nông dân Việt Nam, giúp họ tiết kiệm thời gian, công sức và tăng năng suất."
Vị chuyên gia này nhận định, hiện nay là thời điểm lý tưởng để phát huy thế mạnh của công nghệ xanh, giúp nông dân tăng nguồn thu từ phương thức sản xuất hữu cơ.
"Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, nhưng tư duy của nông dân Việt hiện vẫn chưa bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới - tiêu thụ sản phẩm đóng gói, có nhãn mác và xuất xứ rõ ràng, cho dù giá có thể đắt hơn," TS. Đào Thế Anh phân tích.
Nếu người nông dân thấy hàng xóm của anh ta áp dụng công nghệ mới vào sản xuất và đóng gói sản phẩm theo mô hình canh tác hữu cơ thì chắc hẳn anh ta cũng sẽ làm theo. Điều này giống như một phong trong xã hội vậy, TS. Đào Thế Anh khẳng định./.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.