Hạ tầng giao thông tỷ USD được đầu tư tại Nhà Bè cùng với tốc độ tăng trưởng dân số cơ học nhanh khiến cho Nhà Bè trở thành là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư bất động sản.
Ăn theo hạ tầng
Một loạt công trình hạ tầng giao thông hàng tỷ USD được đầu tư ở khu vực Nam Sài Gòn như: Hệ thống hầm chui - cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m; mở rộng đường trục Bắc - Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh; mở rộng quốc lộ 50 thành 6 làn xe và dự án đường song hành quốc lộ 50; Cầu Thủ Thiêm 4 nối Q7 - Q2 vừa được chính thức khởi động; dự án tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân - Nguyễn Hữu Thọ - Khu đô thị Hiệp Phước)…
Đến nay, khu vực phía Nam Sài Gòn đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2. Đồng thời, các tuyến quốc lộ 50 và quốc lộ 62 đã được nâng cấp và đi vào hoạt động hiệu quả.
Tại khu Nam Sài Gòn, chỉ tính riêng khu vực Nhà Bè, nơi đây là địa bàn hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, trong đó là tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Tại Nhà Bè mà cụ thể là xã Long Thới được kết nối trực tiếp lên cao tốc này thông qua đường dẫn nút giao Nguyễn Văn Tạo. Điều này đã vực dậy toàn bộ khu vực xã Long Thới nhờ kết nối thuận tiện Cần Giuộc, Bến Lức (Long An) với Bình Chánh, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai).
Cũng là trục đường Nguyễn Văn Tạo, cung đường này đã có quy hoạch lộ giới 60m, chiều rộng thực tế 16m, hiện UBND thành phố đã giao Ban Quản lý Khu Nam, UBND huyện Nhà Bè xây dựng kế hoạch mở rộng tuyến đường theo đúng ranh quy hoạch lộ giới, và sẽ sớm triển khai trong thời gian tới.
Không chỉ đường bộ, đường thuỷ, Nhà Bè cũng được quy hoạch trở thành trung tâm cảng biển của thành phố và cả nước. Nơi đây tập trung 4 cảng lớn của Việt Nam nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm Cảng container quốc tế SPTC, Cảng Sài Gòn Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, Cảng quốc tế Long An.
Trong đó, Khu đô thị cảng Hiệp Phước có tổng diện tích gần 3.912 ha với quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 180.000 người đang được tích cực thúc đẩy nhằm triển khai chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cũng như chiến lược "Tiến ra biển Ðông" của TP. Hồ Chí Minh.
Miền đất hứa của nhà đầu tư
Anh Quốc Hoàn, một môi giới đất lâu năm khu vực huyện Nhà Bè cho biết, thời gian gần đây đất tại một số khu vực Nhà Bè có dấu hiệu tăng giá. Cụ thể giá đất nông nghiệp có một phần thổ cư với diện tích lô 2.000-4.000m2 trước Tết có giá 20 triệu đồng/m2 thì bước sang quý 4/2019 giá tăng lên 25 triệu đồng/m2. Một số dự án thuộc xã Phú Xuân triển khai từ năm 2017 bán với giá 28 triệu đồng/m2 nền 80-140m2 thổ cư xây dựng tự do hiện nay giao dịch trên thị trường thứ cấp với giá 35-40 triệu đồng/m2.
“Rất nhiều nhà đầu tư gặp và hỏi tôi để tìm những lô đất thổ cư có sổ đỏ. Họ yêu thích các sản phẩm có quy mô nhỏ từ 50-200m2/nền, dễ sinh lời hoặc làm của để dành” - anh Hùng Phong chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện ở Nhà Bè lại rất hiếm dự án đất nền, muốn sở hữu nền đất, nhà đầu tư chỉ còn cách mua chênh lệch từ những dự án đã được bán cách đây nhiều năm. Sự khan hiếm nguồn cung mới khiến thị trường có hiện tượng chênh lệch cầu nhiều hơn cung rõ rệt.
Ông Vũ Lý Cung, Phó Tổng giám đốc Sàn giao dịch bất động sản DKRV cho rằng, bất động sản khu Nam luôn được quan tâm là nhờ ưu thế giá còn tốt, chưa đạt đỉnh nên biên độ lợi nhuận tăng cao. Tại Nhà Bè, có tiềm năng phát triển lớn nên giá trị bất động sản chắc chắn sẽ tăng rất cao nữa trong tương lai đó là cơ sở để nhà đầu tư xuống tiền.
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Bá Chí Nhân phân tích, ngoài hạ tầng đồng bộ thì khu vực Nhà Bè có lợi thế rất bền vững khác, đó là việc phát triển hệ thống cảng biển. Là khu vực tập trung 4 cảng lớn của Việt Nam nằm dọc theo sông Soài Rạp. Việc này sẽ kéo theo sự xuất hiện của các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng biển sử dụng công nghệ cao, công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, cơ khí chính xác, chế tạo máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị đo lường, chế biến tinh thực phẩm, dịch vụ lai dắt tàu biển, vận tải, kinh doanh kho bãi…
“Những nghành công nghiệp trên đòi hỏi một lượng lớn lao động, từ lao động phổ thông cho tới chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước đến làm việc. Từ đó nhu cầu và nhà ở sẽ còn cao gấp nhiều lần nữa, đó là lý do Nhà Bè luôn được giới đầu tư bất động sản chú ý”, tiến sĩ Nhân nhận định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.